Có chịu học không? Thích học không? Học được không? Có lẽ là những vần đề phụ huynh lo lắng nhất.
Thế là, có phụ huynh vì muốn con”chiếm ưu thế ngay trên vạch xuất phát”, phụ đạo cho con trước các nội dung tiểu học, thực tế là, các làm này không những không có ích cho bé thích ứng với việc nhập học, còn khiến bé mất tập trung khi lên lớp.
Nghiên cứu của các chuyên gia chỉ ra rằng: nguyên nhân thực sự khiến bé cảm thấy khó học là do khả năng tư duy logic của bé kém, do vậy không tài nào lý giải, nắm bắt nội dung bài học tiều học; mặt khác do khả năng thích ứng xã hội kém, và mức độ phát triển tính chủ chủ động, tính độc lập, ý thức quy tắc, ý thức nhiệm vụ ở mức thấp, thế là bé sau nhập khi nhập học không chủ động, độc lập hoàn thành nhiệm vụ học tập được, không hoàn thành được bài tập thầy cô giao cho. Do vậy, nội dung chuẩn bị tiền nhập học nên chú trọng rèn luyện khả năng và thói quen sinh hoạt, học tập lành mạnh chứ không đơn thuần chỉ là chuẩn bị kiến thức.
Có trẻ sau khi đi học, không biết tự quản lý dụng cụ học tập, thậm chí không nhớ phải làm bài tập, vì bé quen với việc có người lo làm thay bé rồi, còn chưa ý thức được việc học là chuyện của bản thân bé, là nhiệm vụ phải hoàn thành của mỗi một học sinh tiểu học.
Cho nên, trước khi nhập học, phụ huyenh phải giúp bé tạo lập ý thức nhiệm vụ, như phân cho bé một số việc nhà là nhiệm phải hoàn thành trong ngày như quét nhà, uống sữa, chia chén đũa, đổ rác…; trước khi đi siêu thị mua đồ, nhờ bé liệt kê (vẽ) ra một danh sách vật cần mua, và phụ trách việc nhắc nhở người lớn mua đầy đủ các thứ này.
Phẩm chất tập trung kiên trì chăm chú là điều kiện tất yếu của việc lên lớp, lúc học tiểu học, thành tích học tốt hay kém thay vì nói nó phản ảnh trí tuệ cao hay thấp, chi bằng nói nó phản ảnh phẩm chất tập trung cùa trẻ cao hay thấp.
Chi nên, xin cha mẹ ý thức được việc luyện chó bé sức tập trung. Phương pháp cụ thể như sau: đặt ra yêu cầu thời gian mỗi việc, nếu bé kiên trì làm được thì tưởng tưởng cho bé, ngược lại thì nhất định phải phạt. Lúc ban đầu có thể bắt tay từ việc bé hứng thú nhất, dần dần tăng độ khó và thời gian lên, đến khi bé có thể tự kiên trì được 25 phút mà không thấy mệt mỏi.
Làm việc lề mề, kéo dài thời gian là tật xấu muôn thuở của học sinh tiểu học, do trước đây vấn đề thời gian đã có người lớn kiểm soát thay, bé rất mơ hồ về khác niệm thời gian.
Trước khi bé làm bất kỳ việc gì (như vẽ, nghe truyện), để bé chuẩn bị sẵn sàng (uống nước, đi vệ sinh xong…), một khi bắt đầu thì không được rời đi với bất kỳ lý do nào.
Quy định rõ giới hạn thời gian, như đặt đồng hồ trên bàn, quy định trong 30 phút phải ăn xong cơm, yêu cầu bé tự giác, tới giờ thì dọn bàn.
Dạy bé cách tiết kiệm thời gian, như khi bé thu dọn đồ chơi, thời gian bị mất lúc bé đi qua đi lại, phụ huynh dạy bé dùng cái rổ nhỏ đụng hết vào rồi đem đổ vào tủ trò chơi. Dạy bé cách sắp xếp tính toán hệ thống đơn giản, cũng là nâng cao năng suất làm việc.
Giúp bé thể nghiệm niềm vui biết quý trọng thời gian. Trong thời gian quy định, con hoàn thành nhiệm vụ trước thời gian, thời gian dư ra cho bé tự sắp xếp, làm việc bé muốn làm.
Có bé lúc ban đầu không nhớ được nội dung bài học, là do khả năng lý giải ngôn ngữ kém. Nó ảnh hưởng tới năng suất nghe giảng của trẻ. Do vậy, đây cũng là một nội dung chuẩn bị cho nhập học mà bà mẹ cần chú trọng.
Trò chuyện với bé nhiều vào, cố gắng sử dụng ngôn từ quy phạm, chuẩn xác rồi tăng dần độ tinh tuyện và phức tạp. Khi sắp xếp nhiệm vụ cho bé, từ “chỉ có 1 điều kiện” dần dà chuyển sang “có nhiều loại chỉ lệnh”, như nhờ con mang hộ một cái ghế; nhờ con mang hộ một cái ghế cao; nhờ con ra bang công bếp mang hộ một cái ghế cao.
Khi đọc truyện, khuyến khích bé nghe hết câu chuyện rồi tự tiêu hóa câu từ trong tình tiết câu chuyện.
Khích lệ bé nói lên quan điểm bản thân, học nhiều cách biểu đạt cùng một sự vật, như “ba, mẹ và con ở trong nhà.” “đây là nhà con, nhà con có ba, mẹ và con” “căn nhà đẹp đẽ này là nhà con”…
Rất nhiều bé mới nhập học thường viết sai tên, là do sức quan sát của bé không tinh tế, không nhạy cảm với cảm nhận không gian.
Dưới đây là các trò chơi luyện nhãn lực:
a) tìm điểm khác biệt: cho hai hình vẽ tương đương, để bé tìm ra điểm khác biệt
b) tranh phác thảo: chọn một số đường nét đôn giản, cho trẻ vẽ theo
c) nhìn hình xếp theo hình: đưa mẫu, để trẻ dùng các vật dạng thanh nhỏ xếp đặt tạo hình như mẫu
tiến hành luyện tập “tiền viết tay”
ngoài việc thông qua trò chơi, thủ công các kiểu luyện tập động tác chi tiết và khả năng phối hợp tay với mắt, tập luyện “tiền viết tay” còn tạo nền tảng viết tay chính thức sau khi bé nhập học.
phương pháp là vẽ hình thú vị trên ô chữ điền, hoặc viết chữ số từ 1-10, tên của bản thân…, nội dung viết từ đơn giản tới phức tạp, từ dễ tới khó. Mỗi ngày luyện 10-15 phút.
Mục đích của việc luyện tập chính là khơi dậy hứng thú đối với các ký hiệu chữ viết hay con số của bé, luyện tư thế ngồi viết, nâng khả năng cầm bút, nắm bắt quy phạm viết tay (viết ngay giữa ô chữ điền, viết đúng thứ tự nét chữ).