Rèn thói quen đọc hiểu cho bé từ sớm như thế nào – Thế Giới Thông Minh – Máy học tiếng Anh – Bút học tiếng Anh – Bút Thông Minh

Rèn thói quen đọc hiểu cho bé từ sớm như thế nào

Gorky nói: “sách là bậc thang tiến bộ của loài người”. Có thể thấy được là, sách trong lịch sử văn minh loài người phát huy tác dụng không thay thế nổi. Thường ngày chúng ta ngoài việc thông qua các giác quan để nhìn, chạm, ngửi, nghe… hướng dẫn trẻ tích cực khám phá và thu hoạch tri thức cảm tính, còn hướng dẫn cho bé thói quen đọc hiểu lành mạnh, vì sách có thể dẫn dắt bé đến một thế giới phong phú và đa dạng, con có thể tăng thêm kiến thức trong thế giới đó. Trẻ sau khi có được thói quen đó rồi sẽ như có thêm một người thầy và người bạn ưu tú, người này sẽ chỉ dẫn bé, giúp bé không ngừng tiến bộ.
Vậy thì, chúng ta nên hướng dẫn và trau dồi sở thích đọc cho con thế nào?

Tạo cho bé môi trường và không khí đọc sách vui vẻ, ấm áp, sạch sẽ, lành mạnh. Các chuyên gia chỉ ra rằng, sở thích đọc được trau dồi từ nhỏ, trong đó được tôi rèn từ trong môi trường là quan trong nhất. Muốn bé yêu thích đọc thì ba mẹ trước cũng thích đọc. môi trường lý tưởng nhất là ngôi nhà tràn đầy mùi sách.
Sách ngập mọi góc nhà, việc đọc sách là hoạt động giải trí trong nhà, chỉ cần cha mẹ tường xuyên giao lưu với bé kinh nghiệm và tâm đắc đọc sách, dần dà trong môi trường như vậy, bé tự nhiên sẽ bị ảnh hưởng tiềm thức. ngoài ra, phải khuyến khích bé xem sách như đồ chơi để chơi cùng và truyền cho bé quan niệm sách là bạn tốt, vì trẻ từ khi rất nhỏ đã sản sinh hứng thú với ngôn ngữ dạng viết. Do vậy, trong giai đoạn bé phát triển ngôn ngữ, chúng ta nên tạo cơ hội hoàn hảo cho bé học ngôn ngử từ sớm.

Bình thường chúng ta có thể cho bé cơ hội thể hiện bản thân. Chúng ta căn cứ theo năng lực thực tế của con rồi tiến hành hoạt động ngoài trời cùng bé, giúp bé từ trong thực tiễn nhận được giáo dục sâu sắc hơn. Nếu khả năng biểu đạt ngôn ngữ của bé không tốt, có thể cho bé tham gia các cuộc thi kể chuyện hay hoạt cảnh, như vậy có thể giúp ích cho khả năng biểu đạt của bé.
Năm ngoái, tôi phát hiện ra bé nhà tôi hơi kém mặt biểu đạt ngôn ngữ, để nâng cao khả năng cho bé, tôi cho bé tham gia cuộc thi kể chuyện thiên nhiên mủa thu, kết ảu, khả năng biểu đạt của bé tăng lên rõ rệt. Ngoài ra, trong kỳ nghỉ đông hè, tôi để bé kể lại cho các bạn nghe nội dung sách bé đọc, như vậy không những có thể rèn khả năng biểu đạt, sự mạnh dạn mà còn giúp bé không ngừng tăng kiến thức và hứng thú đọc sách trong quá trình bé đọc hiểu, kể lại và thảo luận.
Ngoài ra, khi bé đọc sách hình, phụ huynh có thể phối hợp đạo cụ như con rối, đồ chơi để thu hút bé, dùng ngữ điệu và hành động giàu tình cảm thể hiện các nhân vật và tâm trạng khác nhau, giúp bé thấy hứng thú với nhân vật và tình tiết trong truyện, tiếp đó cũng sẽ hứng thú luôn với việc đọc sách.

Việc chọn sách cho trẻ, đa số phụ huynh chọn “tranh thiệp, tranh treo”, gần nửa số phụ huynh chọn “những câu chuyện ngũ ngôn thiếu nhi”, gần 40% chọn “đếm đếm học chữ”…
Thông qua phân tích mục đích chủ yếu phụ huynh hướng dẫn bé đọc sách sẽ thấy, khá nhiều cha mẹ bé 2-3 tuần tuổi thích ôm bé để hướng dẫn bé đọc hiểu sớm vì mục đích công danh.
Các chuyên gia giáo dục trẻ em cho rằng trong giai đoạn ấu thơ, việc đọc hiểu nên lấy việc trau dồi thói quen và hứng thú đọc cho bé làm mục đích. Thê nhưng tình hình trong nước lại trái ngược hoàn toàn, cùng với việc độ tuổi bé tăng lên, những phụ huynh hướng dẫn bé đọc sách để trau dối thói quen và hứng thú đọc đang giảm dần. Điều này chứng tỏ tính khoa học trong quan niệm đọc hiểu của phụ huynh trong nước còn phải đợi một bước tiến dài.

Hiện nay có rất nhiều phụ huynh dạy bé biết chữ, tôi cũng sốt sắng, từng thử qua nhiều cách để bé biết chữ nhưng bé không hứng thú, cho nên tôi cũng không ép bé nữa. Tuy nhiên, mỗi khi cùng tôi xem truyện tranh bé hay đòi tôi kể lại lần nữa câu chuyện trong đó, bé muốn biết là nội dung bé đọc hiểu được có giống với của tôi không. Khi tôi kể thì bé vô thức nhìn vào các con chữ nhỏ trên giấy, thấy bé chú tâm như vậy tôi cũng từ từ kể lại cho bé nghe. Không ngờ là sau một thời gian kiên trì, bé biết được rất nhiều chữ thông dụng, làm tôi hết sức kinh ngạc!
Hóa ra là việc đọc hiểu của bé cần có hướng dẫn của người lớn, chỉ có sự hướng dẫn có hiệu quả thì trẻ mới dám nói lên cách nghĩ, phát hiện và kinh nghiệm của mình. Còn chúng ta thì cần phải nhẫn nại lắng nghe, và trợ giúp thích đáng cách sắp xếp tư duy của bé thì mới khơi dậy được nhứng thú của bé.
Tập thói quen tốt không phải một sớm một chiều, rèn thói quen đọc hiểu lành mạnh là kết quả không ngừng lặp lại và kéo dài, quan trọng nhất là phải kiên trì. Ví như mỗi ngày sau khi ăn cơm xong, buổi tối tắm rửa xong, cả nhà ngồi quây quần đọc sách, chơi trò chơi, thách đố nhau có liên quan tới truyện tranh, kiên trì với bé, tin là sẽ khơi dậy được hứng thú đọc của bé.

.
.
.
.
Top