Phụ huynh nên phối hợp giáo dục con cái thế nào – Thế Giới Thông Minh – Máy học tiếng Anh – Bút học tiếng Anh – Bút Thông Minh

Phụ huynh nên phối hợp giáo dục con cái thế nào

Sau khi bé học mầm non, phần lớn thời gian đều ở trong trường, cha mẹ nên kịp thời nắm bắt tình hình trong trường của bé, để tiện phối hợp nhà trường tiến hành giáo dục con.

Bằng cách hỏi chuyện thầy cô, cũng có thể qua việc trò chuyện với con. Ví dụ như phụ huynh biết con không dễ tập trung, sau khi về nhà cố trau dồi sức tập trung của trẻ, có lợi cho sự trưởng thành của trẻ. Hay như việc con hay mắc cỡ, không thích giao du với các bạn khác, cha mẹ có thể thương lượng với thầy cô, họ sẽ chú ý giúp bé làm quen và chơi chung với các bé khác.

Hỏi theo tình trạng của bé như: “bé có chịu chơi với các bạn chưa?” “be ăn cơm thế nào?” thầy cô theo đó sẽ trả lời cụ thể hơn. Khi bé học mầm non, cha mẹ nên tới trường rước con sớm hơn, quan sát tình hình sinh hoạt của con, sẽ dễ nắm bắt hơn.
a) cha mẹ nên thoát khỏi những sai lầm giáo dục gia đình
trước hết, phụ huynh nên xác định rõ trách nhiệm giáo dục con cái, xác định là việc giáo dục gia đình này là cả đời, giáo dục mầm non chỉ là tạm thời, càng phải xác định rõ là việc giáo dục ấu thơ ảnh hưởng rất lớn tới trẻ. Có phụ huynh cho rằng, đưa trẻ tới trường mầm non, bất kể sự phát triển cơ thể hay rèn luyện thói quen cho trẻ đều hoàn toàn thuộc trách nhiệm của nhà trường, rất ít hay thậm chí không hỏi han tình hình con ở trường. Thậm chí hơn nữa là có người còn đùn toàn bộ trách nhiệm giáo dục con cho trường. Nên biết là cha mẹ là ngưởi thực thi giáo dục gia đình, là thầy cô đầu tiên của trẻ, là cái nội trưởn thành của trẻ; hành vi, lời nói và thái độ của cha mẹ đều ảnh hưởng sự hính thành thói quen của trẻ.
Tiếp theo, ít nhất phải xác định rõ nên có hừng mực và kết hợp tình thương với sự nghiêm khắc khi giáo dục con, hãy yêu thương một cách khoa học.
Vể vấn đề thái độ giáo dục, có phụ huynh quá nghiêm khắc với con, khiển trách hà khắc sai lầm của con; có phụ huynh dung túng nuông chiều quá mức hành vi không tốt, chiều chuộng mọi đòi hỏi của con, phóng túng tiền bạc, hình thành thói hư tật xấu cho con. Nên hiểu là yêu thương không thay thế giáo dục được, yêu cầu nghiêm khắc là biểu hiện của tình thương, nói như nhà giáo dục người Pháp – Rousseau: “có người quá nghiêm khắc, có người quá nuông chiều, hai tình trạng này đều nên tránh.”
Thêm nữa là, phụ huynh nên có cái nhìn giáo dục chính đáng, không nên chỉ trọng tri thức, khinh sự phát triển hành vi cá tính.
Có phụ huynh khi tới trường mầm non chỉ quan tâm con học được bao nhiêu tri thức, không hề hỏi thăm biểu hiện hành vi của bé, thậm chí khi thầy cô phản ảnh khiếm khuyết của trẻ, lại không tìm hiểu nguyên nhân do đâu, chỉ thích thầy cô báo “hỉ” chứ không báo “ưu”, lâu dần, khiến bé hình thành thói hư tật xấu.
b) phụ huynh nên tích cực phối hợp, giáo dục đồng bộ với nhà trường
Trước hết, cha mẹ phải mật thiết, chủ động phối hợp giáo viên chủ nhiệm thực thi kế hoạch giáo dục, đưa ra yêu cầu và hướng dẫn con đúng đắn, tạo điều kiện thúc đẩy lẫn nhau giáo dục gia đình và giáo dục mầm non, củng cố thành quả giáo dục. như việc sinh hoạt, yêu cầu trong học tập của trẻ, gia đình và nhà trường phải thống nhất đưa ra cho những quy chuẩn sinh hoạt rõ ràng và bồi dưỡng thói quen lành mạnh.
Tiếp theo là, cha mẹ nên thường xuyên tới trường liên hệ chủ nhiệm lớp bé, chủ động tìm hiểu, không chỉ nắm bắt tình hình trên trường của bé, cũng nên phản ảnh biểu hiện cụ thể của con ở nhà, cùng nhau phối hợp chỉnh sửa khiếm điểm và khen ngợi ưu điểm của bé.
c) cha mẹ nên tích cực tham gia các hoạt động phụ huynh do nhà trường tổ chức
Xem trọng sổ tay liên lạc, chú ý kịp thời liên hệ thầy cô. Đây không những nắm bắt được biểu hiện hành vi và các mặt phát triển của con, còn thỏa mãn nhu cầu tâm lý của bé.
Ngoài ra, phụ huynh cũng phải trang bị cho mình tri thức lý luận giáo dục, nâng cao trình độ giáo dục của mình, phát huy tối đa hiệu quả của giáo dục gia đình.
Tóm lại là chỉa cần cha mẹ kiên trì nguyên tắc cân bằng giáo dục gia đình và trong trường, hình thành thể thống nhất giáo dục kết hợp, thì mới có hiệu quả vượt bậc trong công tác giáo dục thói quen hành vi lành mạnh cho trẻ.

.
.
.
.
Top