Đừng nên quá mực yêu thương bao bọc con mình – Thế Giới Thông Minh – Máy học tiếng Anh – Bút học tiếng Anh – Bút Thông Minh

Đừng nên quá mực yêu thương bao bọc con mình

Trong mắt của một số người mẹ, thì nhất cử nhất động của bé đều trở thành điểm nổi bật trong cuộc sống của mình, cho dù trẻ có nghịch ngợm, có làm phạm sai lầm thì cũng sẽ coi là việc đương nhiên hoặc coi như không nhìn thấy. Trong sự bảo bộc chiều chuộng như vậy của các bà mẹ thì trẻ sẽ càng phạm phải nhiều lỗi lầm

Bé Bi và mẹ ngày nào cũng chơi bóng trong bãi cỏ sau nhà với mẹ, lúc bé Bi chạy đi lượm bóng thì thấy bạn Na đang chơi đồ chơi, lúc này bé Bi đã quên việc lượm bóng mà chạy đến dành lấy đồ chơi của bạn Na. vì đang chơi nên khi bị Bi giành mất đồ chơi thì Na đã rất giận dữ và nói: đây là đồ chơi của mình, hãy trả lại đi. Thế nhưng Bi không nói không rằng, ôm chặt lấy đồ chơi, Na giật càng mạnh thì Bi lại càng ôm chặt hơn nữa.
Mẹ của Na ngồi nhìn 2 đứa trẻ , vì muốn cho chúng tự giải quyết vấn đề. Na vừa nhìn mẹ vừa khóc. Lúc này mẹ của Bi chạy đến và nói: “Bi là em, còn con là chị, chị thì phải nhường em chứ? Để cho em chơi một chút thì em sẽ trả lại, con chơi bóng của em trước nhé?” thấy mẹ Bi nói vậy nên Na không khóc nữa mà nói: ” vậy con để chơi Bi chơi một lát rồi Bi phải trả lại cho con nha.” Thế nhưng Bi thề khác, do là quả bóng của mình nên Bi cũng không cho Na chơi, mẹ của Bi không mướn Bi giận nên nhân lúc bé không chú ý đã lấy một món đồ chơi khác cho Na.

Bé Bi là con cưng trong nhà, nên khi Bi muốn gì mẹ đều làm cho bé, do đó một đứa bé 2 tuổi này không chấp nhận khi người khác nói “không” với bé, chỉ quan tâm đến cái mình muốn và không biết thông cảm cho người khác.
Còn mẹ của Bi có vẻ rất là thương Bi nhưng thật ra mẹ đang làm hại bé. Vì nếu làm vậy thì sau này bé rất khó hòa mình vào xã hội. Vì trong cuộc sống nếu ta không học cách chia sẽ cùng người khác thì sẽ không có được sự tôn trọng, tình bạn, sự ủng hộ.. đương nhiên cũng rất khó tìm người cùng hợp tác. Do đó cho dù có thông minh nhưng cũng sẽ không thành công.

Ti mới đi học mẫu giáo được mấy bữa thì ngày nào về nhà cũng bị chày, bữa này thì bị bạn này nhéo, bữa khác thì bị bạn kia làm chày tay, tuy không có để lại sẹo nhưng Ti vẫn hay méc với mẹ rằng: bạn nào đó hôm nay đánh con. Ba của Ti nghe được liền bảo: “mai mốt ai ăn hiếp con thì con hãy bảo với cô giáo.” Lúc đó mẹ Ti liền nói: ” nói cho cô giáo nghe cũng vậy thôi, trẻ con hay quên, nói cũng như không thôi, Ti qua đây nghe mẹ bảo, khi nào có bạn nào đánh con, con phải đánh lại bạn ấy, biết không?” mẹ Ti vừa nói vừa cầm cái cây làm thử cho con mình coi. Dưới sự chỉ bảo của mẹ thì Ti đã học được cách đánh bạn, mặc dù bạn không đánh Ti thì khi gặp chuyện Ti cũng là người chủ động ra tay trước.

Rèn luyện cho con tính tự vệ và ý thức cạnh tranh việc làm này là đúng, tuy nhiên, nhưng cách làm của mẹ Ti là sai khi vô tình tập cho con thói bạo lực. Làm như vậy có lẽ sẽ thấy ngay hiệu quả nhưng mai mốt sẽ không ai chơi cùng với 1 đứa trẻ hay đánh bạn. Không có bạn chơi cùng, việc này sẽ khiến cho bé rất buồn, và khi sự việc tiếp diễn trong một thời gian dài thì bé sẽ trở nên cô lập, tự ti, tính tình thất thường, điều này ảnh hưởng đến tâm sinh lí của trẻ.
Người mẹ nên dạy cho con hiểu rằng cho dù có gặp chuyện lớn thế nào đi nữa cũng phải nói lí lẽ thì đi đến đâu người ta cũng sẽ giup bé; mẹ nên chỉ cho bé cách dùng lời nói để diễn đạt tâm trạng của mình, nói cho bạn mình biết mình không thích việc làm của bạn đó đến thế nào chứ không phải dùng “vũ lực” giải quyết vấn đề.

Bin mới biết cách tập đi, do đi chưa vững nên đã vấp té, Bin chưa khóc, nhưng mẹ của Bin đã hoảng hốt chạy đến trước mặt con , ôm con, hun con, thổi giúp con vết chày xướt…thấy mẹ làm vậy, tự nhiên bé lại khóc nức nở.

Tính làm nũng của Bin cơ bản là do khả năng chịu đựng kém của người mẹ, chuyện nhỏ xé ra to, quá mức yêu thương con. Không phân biệt sự việc đúng sai thế nào đã vội trách móc người khác. Trẻ được lớn lên trong môi trường như vậy thì khả năng chịu đựng kém, nhút nhát, dễ kích động, vô trách nhiệm…
Đối với các bé như thế, thì với 1 người mẹ thông minh thì khi thấy con mình vấp té thì phải giữ bình tỉnh vì dù sao đi nữa sự việc cũng đã xảy ra, thay vì khóc lóc trách móc thì phải tìm cách giải quyết vấn đề. Để con biết đó là những vấn đề thường gặp trong cuộc sống chứ không phải vấn đề to tát gì. Tuy nhiên lúc này cũng nên dạy cho con hiểu cách bảo vệ bản thân  thì đạt được hiệu quả hơn.

.
.
.
.
Top