Chuẩn bị nhập học tiểu học – Thế Giới Thông Minh – Máy học tiếng Anh – Bút học tiếng Anh – Bút Thông Minh

Về mặt tâm lý: việc làm học sinh rất đáng tự hào
Trước khi nhập học, phải khiến bé muốn tới trường, trau dồi hứng thú sâu đậm với việc học của bé, cho bé biết tại sao phải đi học, học như thế nào, đặt việc “con sắp đi học rồi” làm niềm tự hào, cha mẹ nên có cuộc trò chuyện chính thức với bé:
Kích hoạt hứng thú đi học cho bé, khiến bé nôn nóng kỳ vọng chứ không phải lo lắng từ chối. Cha mẹ có thể tham thảo cùng con các vấn để sau, như: con thích đi học không? Tại sao? Con biết học tiểu học với mầm non khác nhau thế nảo không? Con muốn biết chuyện gì về học tiểu học không? Cha mạ có thể nói con biết: sau khi đi học sẽ biết thêm nhiểu chữ, đọc thêm nhiều sách, giải thêm nhiều bải toán, học được nhiều bài hát hay, vẽ được bức tranh đẹp, học được tiếng Anh, máy tính… ở đó, con quen được nhiều bạn mới, thầy cô mới, mọi người sẽ đều rất thích con.
Tạo sự tư tin học tập cho trẻ: tin tưởng con có thể chịu khó học tập, dũng cảm đối mặt, có được thành tích tốt trên trường.
Giúp trẻ xác định rõ mục tiêu học, dựng lên lý tưởng to lớn. Cha mẹ có thể nói chuyện với con tại sao phải đi học? sau khi đi học lớn lên sẽ làm gì? Để trẻ có sự kỳ vọng.
Cha mẹ còn nên trợ giúp trẻ hiểu rõ bản thân, học cách giới thiệu bản thân, biết viết tên mình, ghi nhớ số điện thoại nhà, địa chỉ nhà, nơi làm việc của cha mẹ, sinh nhật bé… Cùng trẻ chuẩn bị hồ sơ nhập học cá nhân, như thông tin căn bản về cơ thể bé, phương thức liên lạc với gia đình, có chăng bệnh án đặc biệt, có dị ứng với vật chất hay thực phẩm nào không, tình trạng phát triển ngôn ngữ, cảm xúc xã hội, khả năng nghệ huật, tình trạng năng lực vận động cơ thể… Có được hồ sơ này, nhanh chóng trợ giúp thầy cô hiểu rõ con, thấy được sự quan tâm và hy vọng giáo dục giữa gia đình với nhà trường của cha mẹ, có được bước đi đầu tiên tốt đẹp.

a) cặp sách: loại cặp giảm trọng, chú ý độ rộng của quai đeo phải thích hợp với vai bé, nếu không sẽ dễ rơi xuống. Phải có ngăn hay túi nhỏ. Loại cặp kéo kiểu du lịch không để vào trong bàn học được và bé phải xách khi lên cầu thang, nếu lớp học trên lầu thì phiền to rồi.
b) bút và tập: chắc bây giờ mọi người đã biết là bé nhà mình học ngôi trường nào rồi, thông thường trước khi khai giảng, nhà trường sẽ có cuộc họp phụ huynh, lúc đó nhà trường sẽ thông báo chính thức phải dùng bút và tập gì, chứ đừng gấp gáp mua trước, cần nói thêm là sau khi đi học về, cha mẹ phát hiện bé làm mất cây bút chù thì cũng đừng trách bé, đó chỉ là chút tật nho nhỏ của bé yêu, từ từ sẽ hết.
c) thước và gôm tẩy: thước tốt nhất là loại bên thẳng bên lượn sóng, thích hợp cho bé những đường khác nhau, gôm thì phải kiểm tra xem có dễ tẩy không, tránh tẩy rách vở, gôm mêm chút thì tốt hơn.
d) hộp bút chì: mua loại loại đơn giản bình thường tới trường, loại xinh xinh thì để nhà. Nếu không khi đi học, bé sẽ xem nó như đồ chơi.
e) đồ gọt: loại nhò gọt ra đầu chì nhỏ nhưng dùng không tốt cho lắm, viết một hồi nhanh cùn đầu chì.
f) hộp cơm và ly uống nước: khi ăn cơm trong trường, ban đầu mua loại chia ngăn, sau thấy rắc rối, chuyển qua loại bình thường, cơm với rau để chung mà ăn. Nhà trường không cho đổ cơm thừa, ăn không hết phải mang về nhà, lần nào cũng thừa, nhưng qua đó cũng biết được thức ăn trên trường ra sao. Trước khi ăn, nhà trường phát khắn uốt lau tay. Uống nước thì có nước chuyên dụng của nhà trường, phải xếp hàng, thông thường cha mẹ mua loại bình nước thường, bình giữ nhiệt chiếm chỗ chỉ thích hợp cho mùa đông dùng, mùa hè cứ dùng loại bình nước thể thao bình thường, loại dài thon thích hợp để trong cặp sách. Các mẹ nhớ vặn kỹ miệng bình, tránh nước chảy ra ngoài làm ướt sách.
g) các loại túi: túi đựng hộp cơm, loại giữ nhiệt là tốt nhất. Túi hồ sơ, đựng bài kiểm tra, như vậy dễ tìm ra khi cần ôn lại, ngoài ra nhà trường hay phát giấy thông báo các loại thì để vào trong đó đỡ làm mất. Túi đựng dụng cụ mỹ thuật, tiết mỹ thuật cần dùng tới kéo, keo dán, cọ sơn dầu, bút màu, đựng không hết trong cặp, phải mang riêng ra, thường thì có tiết mỹ thuật, trẻ hay vai đep cặp, tay trái túi đựng hộp cơm, tay phải túi dụng cụ mỹ thuật, thong dong tới trường. Cón một cái hộp nho nhỏ cực nhỏ luôn, trong đó đựng các loại phiếu khen nho nhỏ cựu nhỏ luôn của thầy cô cho bé, phải giữ lại nhé!

Mấy ngày đầu bé tới nhập học, có nhiều bé ngủ ngật, tè dầm, không ăn cơm. Và, tiết học đầu tiên, khi thầy cô kêu lấy sách vở ra, lộp bộp leng keng, mọi thứ trên bàn con rơi vung vãi sàn nhà. Cho nên, cha mẹ phải tận dụng kỳ nghỉ hè rèn khả năng tự chăm sóc bản thân cho bé.
Tự đi vệ sinh, kéo quần, mang giày, ăn cơm… các kỹ năng sinh hoạt này bé phải nắm vững trước khi tới trường. Có bé còn không biết cách kéo quần lên sau khi đi vệ sinh, lại ngại không dàm nhờ thầy cô không thân quen, dễ dẫn đến tè dầm, bé khác sẽ cười nhạo, dễ có cảm giác ê chề , sợ đi học phải đối mặt với thầy cô.
Thông thường trường mâm non có thời gian ngủ trưa, lên tiểu học thì không còn giờ này nữa, cha mẹ phải điều chỉnh lại đồng hồ sinh học cho bé. Lúc ban đầu, cho bé ngủ trưa nửa tiếng, sau giảm dần, tới khi khoàng nửa tháng tới ngày nhập học thì không cho bé ngủ trưa nữa.
Ngoài ra, cha mẹ nên giải quyết trước việc sắp xếp nghỉ ngơi khi học tiểu học, lấy giờ ở trường làm mốc, điều chỉnh thời gian nghỉ ngơi của bé. Đồng thời, dạy bé tự tay sắp xếp cặp sách, dọn dẹp bàn học, hộp bút… đặc biệt không được để bé có thói quen ngủ nướng khi nghỉ hè, tập cho bé như vậy thì khi nhập học bé không phải chịu đau khổ khi dậy sớm. Về thói quen ăn uống, bé cần quá độ từ việc ăn bữa sáng tại trường mầm non sang ăn tại nhà.

Sớm giáo dục an toàn học đường cho bé là một nội dung quan trọng chuẩn bị cho việc nhập học.
An toàn vui chơi: thiết bị vận động trong trường tiểu học to và cao hơn, sàn cũng cứng hơn, học sinh nhiểu hơn, thầy cô cũng không phải lúc nào cũng bên cạnh bé được, cho nên phải nhắc con biết trước các quy tắc khi vận động trong trường là không xô đẩy, không chạy lung tung, không ném đá, không chơi gậy gộc.
An toàn đưa đón: thông thường trường học có khu dành riêng cho cha mẹ tới đưa đón con cái, cho nên cha mẹ phải hẹn với con địa điểm đưa đón trước, dặn con đợi tại nơi này khi cha mẹ chưa tới, không chạy lung tung, không đi theo người khác, đi nhà bạn thì phải thương lượng trước với cha mẹ.
An toàn trên đường đi và tan học: cha mẽ phải dắt bé đi bộ vài lần tới trường trước đó, mỗi lần lặp lại bảng hiệu chỉ đương quan trọng và các mục an toàn phải chú ý, dạy trẻ để ý xe cộ, người lạ, trò chơi với bạn bè… đ trẻ nhớ sâu vào đầu là “tan học thì về nhà, không nói chuyện với người lạ”.
An toàn vệ sinh thực phẩm: dạy bé không mua thức ăn vệ đường, phải rửa tay trước và sau khi ăn, chỉ uống nước bằng ly của mình, không dũi mắt khi tay dơ.
Phải đặc biệt dặn dò con, chỗ đụng quẩn và thân trên không được để người khác xâm phạm, cố gắng không chơi với bé nghịch ngợm…
Không biết cha mẹ khác có bị tình trảng là khi bé mới đi học không chịu xa cha mẹ, thường gào khóc thê thảm trước cổng trường. Gặp phải cảnh này, cha mẹ xử lý thế nào đây? Đừng lo, vần đề này tác giả sẽ nói tới như sau.
Trước hết, nói con biết cha mẹ cũng nhớ con lắm nhưng con phải ngoan ngoãn đi học, có nhiều bạn trong trường chơi với con lắm, ngày nào sau khi tan học là lại về với ba mẹ.
Nhớ là chuyện này phải qua một quá trình. Mọi đứa bé đều rất yêu cha mẹ mình, chúng không nỡ xa cha mẹ. Phải kiên nhẫn dạy bé. Các bé đều rất hiểu chuyện, nhẫn nại chút, chúng sẽ nghe lời.
Ngoài ra, cha mẹ cố cho bé chơi với các bạn cùng độ tuổi, giúp bé tìm được niềm vui trong môi trường tập thể.
Và, cha mẹ hãy ủng hộ và khích lệ bé nhiều vào, hướng dẫn bé phát triển theo hướng hòa hợp với mọi người.
Thật ra khi mới đi học, bé lệ thuộc rất lớn vào ba mẹ, cha mẹ phải rèn luyện thích đáng năng lực độc lập của bé.

Tags
.
.
.
.
Top