Các vấn đề thường gặp của học sinh khi học tiếng Anh – Thế Giới Thông Minh – Máy học tiếng Anh – Bút học tiếng Anh – Bút Thông Minh

Các vấn đề thường gặp của học sinh khi học tiếng Anh

Học sinh tiểu học là người bước đầu làm quen với tiếng Anh, xét thiên tính học ngôn ngữ khác nhau, có người có trung khu ngôn ngữ trong đại não rất ưu tú, khi học phát âm, hầu như không phí sức, phát âm cũng rất chuẩn xác; còn một bộ phận học sinh cảm thấy việc mô phỏng rất khó nhọc. ngay cả khi miễn cưỡng phát ra âm được nhưng lại không chuẩn. Đây là do năng khiếu ngôn ngữ khác nhau, có từ khi sinh ra. Những trẻ khó phát âm, việc học nói lúc nhỏ lúc nào cũng muộn hơn các bạn. Và ngôn ngữ cũng không phong phú như các trẻ khác. Vậy làm sao bù đắp cho khiếm khuyết ngôn ngữ này đây? Chỉ có thông qua việc nghe nhiều, đọc nhiều để tăng khả năng ngôn ngữ của mình. Chỉ cần con kiên trì nghe nhiều, đọc nhiều mỗi ngày, con cũng có thể có được hiệu quả học mỹ mãn. Vì tư chất vốn có là rất khó thay đổi nhưng mức độ cố gắng của mỗi người là thay đổi được. dùng cần cù bù thông minh, chính là đạo lý này.

Qua ải phát âm rồi thì tới việc học từ vựng. Có phụ huynh khổ não với việc bé không nhớ nổi từ vựng, cho là trí nhớ bé có vấn đề, như vậy là sai lầm. Trí nhớ chia làm nhớ ngắn hạn và nhớ dài hạn. Thông thường một ký ức ngắn hạn phải lặp lại 7-10 lần thì mới thành ký ức dài hạn. Ví như khi chúng ta học chữ mới lúc tiểu học, thầy cô khảo chúng ta không chỉ 8 lần 10 lần trong 1 học kỳ. Chính vì trường kỳ khảo đi khảo lại như vậy, tăng cường ký ức ngắn hạn của chúng ta, chúng ta mới nhớ lâu một lượng chữ như vậy. Việc học tiếng Anh cũng như vậy. Thậm chí đối với một số kiến thức phải nhớ cũng tương tự như vậy. Trong số cách ghi nhớ, cách hiệu quả và đáng tin nhất là cách nhớ trùng lặp. Vì nó biến ký ức tạm thời thành ký dài hạn. Do trí nhớ các bé khác nhau, có bé trùng lặp 5, 6 lần đã nhớ được; có bé phải trùng lặp tới 2, 3 chục lần thậm chí hơn thế nữa. Tần suất trùng lặp từ cao tới thấp. Ngay từ khi mới bắt đầu, khoảng cách trùng lặp ngắn thôi, như ngày đầu ghi nhớ thì ngày hôm sau trúng lặp lại. Sau đó cách 1 ngày trùng lặp lại, cứ tăng dần khoảng cách thời gian trùng lặp. Mục đích là đợi tới lúc chưa quên thì trùng lặp 1 lần. Với lại, phải nhớ tiêu chuẩn của từ. Có người nghĩ là nhớ cách viết coi như đã biết. Như vậy là sai lầm. Tiêu chuẩn ghi nhớ một từ là nghe hiểu, viết được, dịch được, và vận dụng chính xác trong câu cú. Cho nên từ vựng mà con chúng ta học chỉ là một mặt của nó. Có thể là biết đọc, biết viết mà không nắm bắt toàn diện 1 từ. Nếu có thể đạt được 5 tiêu chuẩn cho mỗi từ thì thành tích tiếng Anh hay năng lực ngôn ngữ của con sẽ có được tiến bộ rất lớn.

Khi mới học từ mới, thông thường thầy cô đọc hoặc máy đọc rồi học sinh mô phỏng theo. Hai cách này không nê tách rời. Nên kết hợp linh động. Vì khi máy đọc, khó tránh có tạp âm, có âm đọc quá nhanh, học sinh thường nghe không rõ hoặc không theo kịp. Như vậy sẽ dễ phát âm không chuẩn. Do vậy cần thầy cô dạy đọc trực tiếp, sửa phát âm cho thì người mới học mới có được bước phát âm khởi đầu tốt. Sau khi học nửa năm tới một năm tiếng Anh, trẻ nên học âm. Âm là âm ghép trong tiếng Anh, nắm được âm, giúp ích cho việc phát âm chuẩn của bé và khả năng tự học từ vựng. Chủ yếu hơn là thông qua việc học âm, tích lũy được mối quan hệ tổ hợp giữa việc phát âm và chữ cái, nâng cao khả năng viết chính tả theo âm. Đây là năng lực rất quan trọng. Chữ cái nào thì phát ra âm gì, một khi định vị chính xác trong đầu rồi thì từ vựng biết đọc đều viết thành chữ được tới 95%, 5% còn lại thì phải dựa vào ghi nhớ. Tuy cách nhớ từ vựng hiệu quả có rất nhiều, nhưng cách nghe âm viết ra là hiệu quả nhất. Cũng là điểm công nhận chung của các cao thủ tiếng Anh.

Việc giảng dạy ngữ pháp đối với trẻ tiểu học là khó nhất, nhưng lại có một ít kiến thức ngữa pháp trong giáo trình lớp tiểu học lớn hơn như các dạng thì, cách dùng đại từ, giới từ… thường thấy khó nhất là chuyển đổi dạng câu. Những kiến thức này phải bắt đầu từ kết cấu ngôn ngữ. Phải hiểu loại từ, thế nào là danh từ, động từ… phân loại từ là yêu cầu căn bản của việc học ngữ pháp. Hai là kết cấu câu. Chủ, vị, tân, định, trãng, bỗ ngữ đứng thế nào trong câu. Thứ ba là học cách sử dụng động từ và biến thể của nó. Vì biến thể động từ là thể biến hóa theo thời gian của nó. Những kiến thức này ngoài nội dung thầy cô giảng dạy, còn phải tham khảo sách ngữ pháp rồi suy ngẫm. Lĩnh ngộ được đạo lý trong đó thì mới giải quyết được. 70% phải tự thân nỗ lực, 30% là mượn lực bên ngoài. Cuối cùng chỉ có biến tri thức thành của mình thì mới vận dụng tự nhiên được.
Trên đây là các điểm kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình phụ đạo việc học tiếng Anh của con trong nhiềun ăm. Không chỉ thích hợp cho bé tiểu học, thanh thiếu niên, thanh niên cũng thích hợp. Khác biệt duy nhất thanh niên, thanh thiếu niên có lý tưởng to lớn và nghị lực kiên cường, khắc phục khó khăn hơn học sinh tiểu học. hãy tranh thủ sự tiến bộ lớn hon! Cuối cùng là chúc mọi người học tiếng Anh thành công!

.
.
.
.
Top