Bút thông minh rèn luyên cảm giác, thị giác và thính giác – Thế Giới Thông Minh – Máy học tiếng Anh – Bút học tiếng Anh – Bút Thông Minh

Bút thông minh rèn luyên cảm giác, thị giác và thính giác


Ngay cả loại sản phẩm thông minh phát âm thanh như bút thông minh hay sách hình bút thông minh cũng cần sự hướng dẫn của phụ huynh khi sử dụng, vì có trẻ không hiểu cách chấm đọc như thế nào. Thân là phụ huynh của bé, việc nuôi dưỡng bé không chỉ bằng tiền bạc mà còn phải đầu tư vào đó sức lực và tâm tư.
Nhiều bậc phụ huynh quan niệm chỉ cần nhìn thấy bé vẻ ngoài nói năng hoạt bát thì nghĩ bé rất thông minh, nhưng cái nghĩ là “thông minh” đó nên gọi là “tai thính”, “mắt sáng”, cộng thêm “cảm giác động tác nhanh nhạy”. Những khả năng học tập căn bản này của đại não, nếu được rèn luyện và phát triển từ giai đoạn đầu trưởng thành của trẻ, đặc biệt là nắm bắt được thời kỳ vàng trong giáo dục từ sớm, rồi bổ sung kèm cặp các mặt yếu kém thì việc học của trẻ sau khi bước vào tiểu học sẽ tiến bộ vượt bậc.

Cảm giác có tính chất quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển trí tuệ. Sự rèn luyện vận động và phát triển trí tuệ cùng với sự bồi dưỡng giáo dục cảm giác và giáo dục kỷ luật, kiến thức, kỹ năng có quan hệ mật thiết. Mục đích chính của giáo dục là thông qua việc rèn luyện khả năng tập trung, so sánh và phá đoán của trẻ, giúp tăng cường sự mẫn tiệp, chuẩn xác và tinh luyện cho sức cảm thụ của trẻ. Các loại cảm giác của trẻ trước tuổi đi học đặc biệt nhạy cảm, ở vào giai đoạn mẫn cảm các loại cảm giác, nếu không tiến hành các hoạt động cảm giác đầy đủ trong giai đoạn này thì sau khi lớn lên sẽ khó lòng mà bù đắp mà còn ảnh hưởng tổn hại đến toàn bộ sự phát triển tinh thần của trẻ. do vậy, việc tiếnhaành các mặt giáo dục cảm giác trong giai đoạn này rõ ràng rất quan trọng.
Việc thực thi giáo dục cảm giác nên tuân thủ nguyên tắc thứ tự tăng tiến, nên căn cứ theo đặc điểm của giai đoạn mẫn cảm của trẻ, đặt việc rèn luyện cơ bắp làm nền tảng sự huấn luyện cảm giác, đưa việc phát triển các loại cảm giác làm trọng điểm giáo dục, đồng thời, nên căn cứ theo sự khác biệt cá thể mỗi bé mà áp dụng phương pháp và các bước có tính liên quan tương ứng thích đáng, giúp liên kết việc giáo dục cảm giác với các hoạt động dạy đọc, viết và tính toán, đạt tới sự quá độ từ đơn giàn đến phức tạp.
Trong quá trình huấn luyện cảm giác, áp dụng phương pháp phân giải, phân giải cảm giác tổng thể phức tạp thành các bộ phận giản đơn để huấn luyện, giúp bé nhận thức sự vậy theo mục tác động kích thích được xếp đặt theo trình tự, cũng là phù hợp với quy luật nhận thức và đặc điểm độ tuổi của bé.

Các khả năng như nói chuyện, viết chữ, đọc hiểu và tính toán thuộc về khả năng học tập cấp cao, và việc nâng cao các loại khả năng này đan xen mật thiết với khả năng thị giác và thính giác, “khả năng nhận biết thị giác” can hệ tới trí lực nhận biết con chữ, viết tay và liên quan tới việc huấn luyện ngôn ngữ, hai mục khả năng này có đạt được tới trình độ của trẻ cùng trang lứa thì trẻ mới làm được bài tập của lớp học cùng cấp. Màu sắc luôn mới mẻ, kích thích trẻ và đồng thời, những vật chuyển động được lại càng thu hút trẻ, do vậy mà việc biết vận dụng đồ chơi xung quanh hay sự vật thường nhật huấn luyện thị giác vận động và sự cảm nhận sắc tố tốt hơn bao giờ hết.

1. cho các loại banh nhỏ nhiều màu sắc chuyển động, để trẻ từ từ học cách hoạt động thị giác theo banh màu, theo dõi vật thể chuyển động là phương pháp kích thích phát triển thị giác rất tốt.
2. xe cộ giao thông qua lại trên đường phố, để trẻ quan sát những món “đồ chơi” to lớn này, chắc chắn chúng sẽ rất thích thú, việc theo dõi biến đổi như vậy, càng khiến chúng hứng thú.
3. hình ảnh bé phản chiếu trong gương luôn rất kinh ngạc, có thể huấn luyện bé thích ứng với những hình ảnh thay đổi không ngừng. Đồng thời, hiểu được mối quan hệ giữa người trong gương và thực tại, đây là một trò chơi có ý nghĩa vả thú vị.
Như thế, thế giới của bé sẽ thêm màu sắc rực rỡ, bất kể là trong hay ngoài nhà, bé bắt đầu thích thú với sự vật mới, màu sắc mới, hình dạng mới, vận động mới, đừng cắt ngang những trò nghiên cứu nho nhỏ của bé, cũng đừng lo lắng, tuy mọi thứ đều mới mẻ nhưng điều chúng cần là ánh mắt chiều mến của mẹ yêu.

Thính giác và âm thanh có mối quan hệ mật thiết như nhau, khi con người không thể ghi nhớ được âm thanh nghe được thì không tài nào nhận biết được âm thanh dội tới tiếp theo, càng không tài nào tích lũy được số lượng ký ức thính giác, dễ thấy là khả năng cảm nhận thính giác và khả năng nói chuyện liên quan nhịp nhàng với nhau.
các loại đồ chơi phát ra âm thanh rất đa dạng như các loại hộp nhạc, cây chuông leng keng, chuông lắc, que trống, đồ chơi nhựa bóp kêu các loại, đàn accordion các loại hay vật treo phát thanh…v.v. Lúc bé thức, phụ huynh có thể lắc nhẹ các đồ chơi phát ra âm thanh gần tai bé để dẫn dụ bé quay đầu tìm nguồn phát thanh. Ngoài việc dùng đồ chơi phát thanh, người lớn có tể vỗ vỗ tay, giả tiếng mèo kêu “meo meo”, tiếng cún sủa “gâu gâu” để chơi đùa với bé dể bé phản xạ quay đầu theo hướng phát âm thanh. Khi bé học biết cách quay đầu theo âm thanh, dùng đồ chơi phát thanh dạy bé yêu cách ngẩng đầu khi nằm, để bé yêu nằm trên giường, ta đưa đồ chơi phát thanh trên đỉnh đầu bé, dẫn dụ bé ngước mắt nhìn, mỗi ngày dạy khoảng 1 tới 2 lần, qua cách dạy như vậy, sau này khi bé học cách với tay lấy đồ, ngồi hay bò đều rất nhanh. Chú ý là âm thanh kích thích lúc dạy bé nên điều chỉnh mức dịu nhẹ, vui tai, không kéo dài quá lâu, nếu không bé sẽ mất hứng thú và ngưng phản ứng. Lúc tiến hành tác độngaâm thanh phải tránh các âm thanh khác xen nhiễu vào. Ngoài việc dùng đồ chơi huấn luyện thính giác bé, bình thường lúc bé tỉnh giấc, mẹ yêu cũng nên nói chuyện chiều mến với bé, chọc bé cười, mở miệng phát thanh, để xúc tiến sự phát triển thính giác của bé.

.
.
.
.
Top