Ba sai lầm lớn trong giáo dục sớm cho trẻ phụ huynh cần biết – Thế Giới Thông Minh – Máy học tiếng Anh – Bút học tiếng Anh – Bút Thông Minh

Ba sai lầm lớn trong giáo dục sớm cho trẻ phụ huynh cần biết


Phớt lờ sự bồi dưỡng hứng thú học tập và khai phá năng lực tổng hợp. Ủy ban điều tra có liên quan điều tra cho thấy: 70% phụ huynh cho rằng việc giáo dục sớm là việc dạy kiến thức cho trẻ. Nghiên cứu khoa học từ lâu cho thấy, trẻ dưới 3 tuổi tuy có thể ghi nhớ bằng cách học vẹt, nhưng việc ghi nhớ nội dung hoàn toàn không thể giúp trẻ nâng cao năng lực tri giác nhận thức, cũng không có tác dụng trong việc nâng cao năng lực học tập của trẻ, thậm chí là còn đem lại áp lực tâm lý cho bé, làm giảm sút hứng thú học tâp của trẻ, tác hại của việc giáo dục sớm như thế này là không nhỏ!
Đặc điểm phát triển của bé trước tuổi đi học quyết định những điểm cần tập trung trong việc giáo dục sớm như bồi dưỡng tâm lý lành mạnh, tâm trạng vui vẻ, tinh thần hợp tác, phương thức tư duy, năng lực làm việc, biểu đạt ngôn ngữ. v.v…Nhưng việc học tập và tích lũy kiến thức chủ yếu dựa vào việc hiểu biết của trẻ, hay nói cách khác, những kiến thức càng có tính nhồi nhét càng khó chuyển hóa thành năng lực của trẻ, điều này phụ huynh đặc biệt cần biết đến.
Đối với sai lầm giáo dục sớm “chú trọng nhồi nhét xem nhẹ khai phá trí lực”, những chuyên gia trong lĩnh vực liên quan kiến nghị phụ huynh tìm hiểu một cách khoa học giai đoạn phát triển và đặc điểm phát triển của trẻ, lựa chọn một số phương thức giáo dục trải nghiệm giáo dục khác để trẻ được thực hiện sự bồi dướng năng lực cơ bản và kinh nghiệm tri thức trong trò chơi, giải trí. “Giáo dục giải trí” là phương thức học tập quý giá nhất cho bé từ 0-6 tuổi.
Hiện tại, việc giáo dục lấy việc khơi dây trí lực và hứng thú học tập trong nước ngày càng được nhiều phụ huynh đón nhận, đối với những bé có lứa tuổi khác nhau thiết kế những bài học giáo dục sớm có tính mục tiêu, thúc đẩy bồi dưỡng việc dùng đầu óc chân tay đến hứng thú học tập, mở mang từ năng lực ngôn ngữ đến năng lực xã hội. Học tập trong sự thể nghiệm vui vẻ đã trở thành một phương thức giáo dục sớm được phụ huynh đón nhận và trong giới đề cao.

Xem nhẹ vai trò của phụ huynh trong giáo dục sớm
Giao phó toàn bô trách nhiệm giáo dục sớm cho hệ thống giáo dục sớm, xem nhẹ vai trò của phụ huynh trong giáo dục sớm. Rất nhiều phụ huynh mặc dù tiếp nhận khái niệm giáo dục sớm, nhưng trên thực tế thì không tôn trọng khái niệm giáo dục sớm. Ví dụ có một số phụ huynh, chỉ lo việc đưa bé đến trường mỗi lần, một tuần một hai lần, dạy bé học là xem như đã hoàn thành nhiệm vụ “giáo dục sớm”, rồi mong đợi trẻ có thể đạt được sự mở mang trí lực và sự nâng cao năng lực.
Nhưng trên thực tế thì hiệu quả lại rất ít, nguyên nhân của nó không nằm ở vấn đề kết cấu giáo dục sớm, mà là phụ huynh xem nhẹ quan hệ nối liền giữa cơ cấu giáo dục sớm và giáo dục gia đình. Một mặt, nội dung học tập của trẻ trong cơ cấu giáo dục sớm cần  phải có sự lặp đi lặp lại và thúc đẩy cần thiết của phụ huynh dành cho trẻ, điêu này là sự quyết định cho đặc điểm nhận thức của trẻ; mặt khá, khái niệm dạy học của cơ cấu giáo dục sớm cũng cần phải được cha mẹ quán triệt trong cuộc sống, lấy tiêu chuẩn thống nhất cho trẻ tiếp thụ sự giáo dục sau này, chứ không phải là ở trường học một đường, mà về nhà lại biến thành một nẻo. Kết quả của giáo dục sớm hai đường lối như thế này thì không cần nghĩ cũng biết!

Dùng phương thức truyền thống để giáo dục trẻ
Nhiều bậc phụ huynh không biết cách yêu thương con, còn dùng phương thức truyền thống để giáo dục trẻ, cho dù là trẻ tham gia bài học giáo dục sớm, cũng đẩy hết việc giáo dục cho thầy cô giáo, bản thân thiếu sự tương  tác với trẻ. Thực tế đối với trẻ từ 0-6 tuổi, quan trong nhất là bồi dưỡng hứng thú học tập, chứ không phải là nhồi nhét kiến thức, việc này cần phải có sự đồng bộ thực hiện giữa phụ huynh và cơ cấu giáo dục sớm.
Ví dụ vấn đề học đàn, cơ cấu giáo dục sớm thông qua giáo trình âm nhạc để bé tận hưởng được niềm vui của tiếng đàn, vừa phát hiện trẻ có hứng thú với đàn, phụ huynh không cần bắt buộc trẻ, trẻ sẽ tự giác học, nhưng trở về nhà, phụ huynh vẫn cần phải để trẻ tận hưởng, chứ không phải tiếp tục dùng phương thức cưỡng ép trẻ học đàn như trước nữa, việc quán triệt như thế này có vai trò quan trọng đối với việc giáo dục sớm.

.
.
.
.
Top