Một nhà tâm lý học của đại học yale ở Mỹ thông qua nghiên cứu phân tích cho rằng, những trẻ nói hai ngôn ngữ so với trẻ chỉ nói một ngôn ngữ chiếm ưu thế trung bình các mặt khả năng giải quyết vấn đề và não bộ cũng linh hoạt hơn. Kích thích ngôn ngữ là yếu tố xúc tiến tế bào đại não sinh trưởng phát triển. Giai đoạn mầm non là giai đoạn then chốt phát triển ngôn ngữ, ở vào thời gian này, tác động kích thích hai ngôn ngữ lên trẻ có thể thúc đẩy sự điều tiết trong đại não, tăng mối liên hệ các tế bào thần kinh. Do vậy, cho bé yêu học tiếng Anh ở tuổi ấu thơ là rất có ích.
Các chuyên gia cho rằng, tốt hơn hết cho trẻ học ngoại ngữ sau 3 tuổi. Với trẻ 2 tuổi mà nói, học tốt tiếng mẹ đẻ là quan trọng nhất. Vì 3 tuổi là giai đoạn điều chỉnh ngôn ngữ rất tốt, trung khu ngôn ngữ trong đại não của trẻ trước 3 tuồi chưa chín muồi, phát âm không phải rõ lắm. Nếu cho trẻ học ngoại ngữ khi mà tiếng mẹ đẻ nói chưa chuẩn thì chỉ là “lưỡng bại câu thương”, ngôn ngữ nào cũng nói không xong. Thời điểm nào sau 3 tuổi thì bắt đầu học được, thông thường tùy thuộc từng trường hợp, có thể dựa vào phản xạ và hứng thú của bé, xem xét bé đã sẵn sàng chưa.
1. Bồi dưỡng hứng thú, vui vẻ học tập
Với bé yêu mà nói, việc học tiếng Anh không phải trong tâm cuộc sống, quan trọng nhất là bồi dưỡng hứng thú và niềm vui khi học cho bé. Ba mẹ nên có thái độ “khoan dung”, trong cách dạy nên cố hết sức chọn những nội dung thú vị như trong quá trình chơi một số trò chơi, dùng tiếng Anh ra hiệu lệnh hoặc trả lời câu hỏi, để trẻ chơi mà học, học mà chơi, như vậy ngay cả khi phát sinh trục trặc trong quá trình chơi cũng không làm trẻ thấy ngán học, rất có ích cho việc học sau này của trẻ.
2. Tạo ra môi trường ngôn ngữ lành mạnh
Tạo góc học tập nho nhỏ trong nhà, dán lên các câu cú tiếng Anh, bài thơ và hình vẽ chú thích tiếng Anh, và đặt các món đồ chơi có tên gọi tiếng Anh vào đó. Khuyến khích trẻ thử nói một số câu từ bằng tiếng Anh, để trẻ được chơi mà học.
3. “nghe” trước khi “nói”
Khi bé yêu học tiếng Anh, không nên gấp gáp bắt bé “nói”, mà phải bồi dưỡng hứng thú “nghe” cho bé trước, phải “nghe” trước khi “nói”. “nghe nói đọc viết” chính là quy luật học ngôn ngữ thứ hai cho trẻ, do cơ bắp tay của bé chưa phát triển hoàn toàn, nên không được bắt trẻ tập viết sớm.
1. Quá quan trọng hóa việc học thuộc từ vựng
Có rất nhiều phụ huynh khi bắt đầu dạy bé tiếng Anh, bắt bé phải nhớ chữ cái, thuộc từ vựng, đây là sai lầm to lớn và phổ biến, kiểu như lúc dạy bé chữ và từ vựng ở trong nước. việc học từ vựng, phải được ghi nhớ theo cách thú vị, ghi nhớ theo cách khoa học, căn bản nhất là khi bé nghe thấy một câu nói, bé có thể liên tưởng tới trạng thái, hoàn cảnh, động tác mặc định và phản xạ lại được, đây mới là điểm quan trọng nhất.
2. Mù quáng đăng ký lớp tiếng Anh cho bé
Nhiều phụ huynh có sai lầm này, việc quá sớm chọn lớp học cho bé, mà không biết chọn như thế nào, cũng không biết chọn tài liệu nào thích hợp cho bé. Việc bé học tiếng Anh là để bé luyện phát âm chuẩn và hứng thú với môn học, không nhất thiết phải đăng ký lớp phụ trợ, còn về tài liệu thì phải chọn loại sách và đãi nghe trực quan sinh động, phát âm chuẩn và bắt mắt. Vì thông thường tiếng Anh tại trường mầm non chủ yếu rèn khả năng biểu đạt lời nói, cho nên phát âm chuẩn rất quan trọng. Hình ảnh sinh động thì con mới hứng thú, thiết kế bắt mắt nhiều màu sắc có ích cho khả năng thẩm mỹ của bé. Nếu bé không muốn học thì cũng đứng ép bé, phải từ từ nuôi dưỡng húng thú cho bé, tránh bé sản sinh tâm lý chán ngán, ảnh hưởng việc học sau này.
Phương pháp, phương thức dãy tiếng cho bé của phụ huynh không nên quá gấp gáp, nên trau dồi hứng thú tiếng Anh cho bé, nâng cao tính nhạy cảm học ngôn ngữ, để bé học tốt tiếng Anh từ trong vui chơi.