Bé học không tập trung thì phải làm sao đây? – Thế Giới Thông Minh – Máy học tiếng Anh – Bút học tiếng Anh – Bút Thông Minh

Bé học không tập trung thì phải làm sao đây?

1. Trước hết phải giảng cho bé biết lỳ lẽ, cho bé hiểu: làm việc gì cũng không được một dạ hai lòng, nếu không thì chuyện gì cũng không thành
2. Tạo áp lực: có bé hay ngồi không yên, viết chữ hay đọc sách đều thường xuyên lơ là, không ngó đông thì ngó tây, lật cái này cái kia hoặc bày trò này nọ, những như vậy lại tỏ ra lanh lợi hoạt bát, tư duy nhạy bén, biểu hiện cảm xúc rõ rệt nhưng lại thờ ơ với việc học. do vậy, phại tạo áp lực nhất định lên bé. Bất kể là bài tập trong nhà hay trên trường, ngày thường hay ngày nghỉ, nhất loạt quy định giờ giấc hoàn thành bài tập cho con. Chỉ cần khi ba mẹ ở nhà thì cố gắng bắt bé ngồi vào bàn làm bài tập, đốc thúc con chú tâm làm bài, hoàn thành đúng giờ. Kiên trì kiểm tra bài tập trên lớp của bé và hỏi thăm tình hình học tập trên trường, để be thấy có áp lực.
3. Phụ huynh nên có cách dạy: như việc cho bé nghe đài rồi viết nhật ký, đọc truyện thì kể lại, xem tin tức thì viết lại thông tin, nghe đề toàn thì tính nhanh lên, hướng dẫn con chú tâm nghe, nói, đọc viết.
4. Tạo môi trường tốt: Khi bé học, không được làm phiền bé, như nói chuyện, xem ti vi, càng không gọi bé làm cái này cái kia. Cuối cùng là tự thân làm gương, chú tâm làm việc, không cẩu thả, nếu không bé sẽ bị ảnh hưởng tiềm thức.
5. Khơi nguồn hứng thú: Khi phụ đạo cho bé, hình thức phải đa dạng và sinh động, như việc cùng nhau tranh luận, chất vấn, suy ngẫm, cạnh tranh, không ngừng khích lệ. Ngữ điệu nên biến hóa phong phú, hóm hỉnh, khiến bầu không khí thú vị tràn ngập, như vậy có thể thúc đẩy bé tập trung và chăm chú học.
6. Bài trừ quấy nhiễu: Sự gây nhiễu của gia đình có nhiều mặt, như hàng xóm, ngườ lớn tuổi thường hay tới nhà vì chuyện nhỏ gì đó khiến bé bị phân tâm. Để tránh và khắc phục, trong nhà nhất là trong phòng bé, mặt chính diện không nên trang trí quá nhiều, giữ yên tĩnh xung quanh. Tran phục của ba mẹ đơn giản, trang trọng, rộng rãi; không để thực phẩm trong phòng bé, nhất là thứ bé khoái khẩu. Hình vẽ và hiện vật phụ đạo dạy học, sử dụng xong nên tháo gỡ cất đi.
7. Trách kích động: Khi phụ đạo trẻ, nên cố giữ tâm thái thăng bằng. Trước và sau khi bé học, cha mẹ đừng nói bé biết việc có hơi quan trọng. Như việc trong nhà có chuyện không vui hay bất hạnh, buổi tối xem phim hay các loại hình ảnh, quay phim mà mé cực nhạy cảm này, như vậy tránh cho tâm trạng bé kích động, ổng định được cảm xúc học tập.
8. Xác minh nhiệm vụ: Trước khi phụ đạo bé học, phụ huynh nên tuyên bố rõ nhiệm vụ học hôm nay của con. Giúp bé hiểu rõ mục đích ngay lúc đầu, trong lòng có mục tiêu rồi sẽ khiến bé tự giác đạt tới mục tiêu, hoàn thành nhiệm vụ mà cố gắng học.
Ngoài ra cỏn có 3 điểm cha mẹ cần lưu ý:
a) có làm có nghỉ: Đối với việc học của con, cha mẹ phải phụ đạo, bằng cách đặt câu hỏi, nhưng thiết nhớ không ôm đồm làm thay, được nước lấn tới. Bài tập từ trường, rồi bài tập từ cha mẹ, bài tập quá nhiều, ảnh hưởng giấc ngủ của bé. Con không được ngủ nghỉ tốt thì dễ mệt mỏi rồi phân tâm. Ngoài ra, cha mẹp hải rèn luyện cơ thể cho bé, có khỏe mạnh thì mới tập trung lâu khi học.
b) tâm lý tương trợ: Thông thường thì mối quan hệ cha mẹ với con cái rất tốt nhưng cũng có mối quan hệ không được tốt do nhiều loại nguyên nhân, như cha mẹ đánh mắng con, tạo thành tâm lý sợ hãi của con; cách giáo dục dung túng, khiến trẻ buông thả; còn có các nguyên nhân khác gây nên tâm lý biến thái cho trẻ, khiến bé không có được tình thương từ cha mẹ. Nếu cha mẹ giữ được mối quan hệ tốt, làm được sự tương trợ tâm lý, chỉ cần trẻ ý thức được cha mẹ yêu mình thì bé cũng sẽ rất vui vẻ tiếp nhận việc phụ đạo tri thức của ba mẹ cho bé.
3. Rèn ý chí: Có câu: “ý chí là xương sống của ý muốn, khó khăn là đá thử vàng của ý chí”. Khi phụ đạo trẻ, luyện tập nghị lực và sự tự kiềm chế. Giúp bé không sợ khổ, có tác phong dũng cảm khắc phục khó khăn, kiên định, tự cường và lòng tin tất thắng. Khi phụ đạo, phải dựa theo đặc điểm của bé không ngừng đưa ra yêu cầu và kịp thời kiểm tra, đốc thúc, biểu dương, phê bình, đưa ra yêu cầu mới. Như vậy mới giúp trẻ hoàn thành nhiệm vụ từ đầu chí cuối, kiên cường bất khuất.

.
.
.
.
Top