Trước khi học tiểu học – tâm lý và an toàn – Thế Giới Thông Minh – Máy học tiếng Anh – Bút học tiếng Anh – Bút Thông Minh

Trước khi học tiểu học – tâm lý và an toàn

Khiếm khuyết khả năng tự chăm sóc bản thân, trẻ sau khi nhập học yếu kém về khả năng học tập và xử lý vấn đề một cách độc lập, dệ bị cảm giác ê chề, thất bại, cho nên rèn khả năng tự chăm sóc là nội dung chuẩn bị nhập học không thể xem nhẹ.

Trau dồi khả năng tự chăm sóc của trẻ, chỉ có một yêu cầu cho cha mẹ: hãy tin tưởng con, những việc nhỏ trong sinh hoạt cho bé tự làm.
Các kỹ năng sinh hoạt như mặc cởi quần áo, giày dép, tắm giặt vệ sinh, trải gấp chăn mền, dọn dẹp dụng cụ, đóng mở cửa sổ, quét nhà lau bàn, bày dọn chén đũa… tất thẩy bé nên làm được trướck hi nhập học. khi bé được cha mẹ khuyền khích, thị phạm và trợ giúp, cuối cùng tự mình hoàn thành, lúc này tự nhiên trong bé sẽ nảy sinh những cảm giác tốt đẹp kiểu như “mình lớn rồi!” “mình giỏi thật!”… Do vậy, tự chăm sóc bản thân cũng là quá trình rèn luyện trẻ đối mặt thử thách, chứng minh năng lực rồi có được sự công nhận, có thể khơi dậy đầy đủ lòng tự tin trong trẻ.

Việc này có thể giúp có có cảm giác tự chủ, cảm thấy mình là chủ nhân của sinh mệnh bản thân mình.
Nói bé biết, là học sinh tiểu học thì cần học cách biết sắp xếp sinh hoạt của bản thân. Không gian sinh hoạt của bé (giường, tủ bàn, tủ sách và phòng ngủ), bé có quyền và nghĩa vụ tự xếp theo ý mình. Trải giường, gấp mền, dọn bàn học, quét dọn phòng, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ là nghĩa vụ của bé nhưng trang trí và bày bố ra sao là quyền tự do của bé, phụ huynh có thể góp ý nhưng không được can thiệp vào.
Trong việc sắp xếp thời gian cũng có thể cho bé chút quyền lợi, như thời gian chơi game trước khi đi ngủ, với tiền đề là không ảnh hưởng tới việc nghỉ ngơi bình thường, bé có thể tự sắp xếp thời gian hoạt động, quyết định thời gian các mục hoạt động dài hay ngắn, trước hay sau. Chỉ cần bé sắp xếp hợp lý thì phụ huynh nên tôn trọng ý kiến của bé.
Nếu trong nhà đang có một bé học sinh thì không ngại nghe thử kinh nghiệm của các mẹ tiền bối ở đầy nhé!
Đừng thấy ngồi im không vận động, việc học cũng tốn sức lực lắm nhé. Sau khi đi học, bé trước hết phải đối mặt với sự thay đổi thời gian nghỉ ngơi, nhịp sinh hoạt tăng nhanh, nếu không có được tố chất cơ thể tương ứng, thì không tài nào thích ứng với quá trình “nhịp độ cao” như vậy.
Học sinh tại trường, buổi sáng học 4 tiết, buổi chiều học 3-4 tiết, giài lao 10 phút, thời gian nghỉ trưa ngắn; đi học tan học, ra chơi vô lớp đều có thời gian quy định nghiêm túc; trong lớp học có yêu cầu kỷ luật nghiêm khắc, những điều này hoàn toàn gia tăng nỗi lo trong trẻ, khiến bé dễ mệt mỏi.
Bé nhà mình có đủ thể lực ứng phó với sinh hoạt học tập trong trường tiểu học chưa?

Tuy có rất nhiều bé thường ngày hay chạy nhảy nhưng vận động thể dục chính quy không nhiều, cho nên không đủ sức dẻo dai. Sau khi nhập học, bé trước hết phải học cách ngồi im lặng trong lớp 30 phút.
Sức bền có thể rèn luyện thông qua vận động thể dục có quy luật và kiên trì liên tục, thậm chí có thể nâng cao qua thời gian làm việc nhà có hơi kéo dài. Kiến nghị phụ huynh có thể tận dụng thời gian nghỉ hè dắtb é đi bơi, chạy bộ buổi sáng, lên xuống cẩu thang, nhả dây các kiểu vận động như vậy và sắp xếp bé làm việc nhà trong một khoảng thời gian nhất định mỗi ngày.

Cho trải nghiệm nhiều lần cảm giác “đợi”. Ví dụ như dắt bé đi siêu thị, để bé nếm mùi xếp hàng tại quầy thu ngân; cho bé tham gia nấu ăn, như việc hầm canh, cho bé trải nghiệm cảm giác “đun từ từ”.
Chơi từ đầu tới cuối trò chơi. Khi bé đang chơi chăm chú, đừng bắt bé đi thu dọn bàn học; chưa chơi xong đã bắt bé đi tắm; trong lúc chơi, hãy để bé học cách hoàn thành một việc có mở đầu và có kết thúc.
Học cách tuân thủ quy tắc. trò chơi có tình quy tắc thích hợp nhất để rèn sức bền của bé hiếu thắng. Ví dụ như “đánh cờ”, bất kể là cờ vây, cờ tướng hay cờ vua, đều là trò chơi nhấn mạnh quy tắc. bé trong khi chơi cờ hiểu được ý nghĩa của các quy tắc, dưới sự trói buộc của các quy tắc này, từ từ nâng cao được sức bền của bé.

Sự phát triển kém khả năng này trẻ sau khi tới trường sẽ gặp phải vấn để “không biết cách dùng gôm tẩy”. Các hoạt động phối màu, vẽ, xỏ châu, thủ công, xếp thanh gỗ, ghép hình… đều có thể rèn khả năng này, hãy cho bé chọn loại hình mà bé thấy hứng thú.

Thầy cô trong trường không có thời gian và sức lực để chăm nom mọi mặt của mỗi học sinh. Cho nên, tự thân trẻ phải có được những kiến thức sơ bộ về sức khỏe bản thân. Đặc biệt là trẻ hay đụng ngã, bị thương mà cũng không biết, một khi vết thương bị viêm thì to chuyện rồi đây.
Cho nên, nên trưc tiếp dạy bé những kiến thức an toàn, sức khỏe đơn giản cho bé, ví dụ như khi cảm thấy người không khỏe hay trên người có vết thương đều nên nói cho thầy cô biết; đi bộ bên tay phải của đường, nhận viết tín hiệu đèn giao thông…

.
.
.
.
Top