Bà mẹ thông minh chuẩn bị kỹ mọi thứ cho trẻ – Thế Giới Thông Minh – Máy học tiếng Anh – Bút học tiếng Anh – Bút Thông Minh

Bà mẹ thông minh chuẩn bị kỹ mọi thứ cho trẻ

Việc trẻ chuyển từ trường mầm non đến học tiểu học là một bước ngoặt trong con đường đời của trẻ, do sự biến đổi thói quen sinh hoạt, và sức nặng của các môn học khiến nhiều trẻ sau khi nhập học trở nên mệt mỏi, sụt cân, sợ đi học. do vậy, việc chuẩn bị chuyển tiếp cho trẻ từ mầm non tới tiểu học rất quan trọng. Phụ huynh nên chuẩn bị kỹ càng để trẻ dễ dàng vượtqua sự quá độ này

a) việc học: từ việc vui chơi là chính, dần dần quá độ sang việc học là chính, đồng thời đi đôi với việc kiểm tra, tranh đua, bắt buộc thi. Có khả năng trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc ghi nhớ và lý giải.
b) những quy tắc và kỷ luật do sinh hoạt tập thể mang lại: Trong chốc lát, trẻ rơi vào đại dương của những quy tắc, cha mẹ phải trợ giúp trẻ nhanh chóng thích nghi với cuộc sống tại trường, giúp các bé hiểu, ghi nhớ và thực hành nghiêm túc “những quy phạm hành vi thường nhật của học sinh tiểu học”. do vậy, việc chuẩn bị cho trẻ nhập học là rất quan trọng!

a) giúp trẻ thích việc học, mong đucợ đi học, hiểu được tại sao phải học
Trò chuyện với trẻ, kể lại ký ức đi học của mình cho trẻ nghe nói trẻ biết cuộc sống trên trường tốt ra sao, phong phú rực rỡ ra sao
cho trẻ xem bảng điểm, sổ liên lạc, giấy khen… của các bé hàng xóm, cũng là một cách khích lệ bé

Trẻ trước tuổi đến trường, mọi sinh hoạt đều dựa dẫm vào người lớn. Ba đưa đón bé tới lớp mầm non, mẹ đút bé ăn, bà chuẩn bị quần áo cho bé, ông thay đồ cho bé. Nhưng sau khi nhập học, tình hình đột nhiên thay đổi, như: học cách qua đường theo đội hình sau khi tan trường; những trẻ học hai ca, ăn trưa trên trường, không ai đút cho, không được kén cá chọn canh, mà còn phải xếp hàng lấy cơm, cọ rửa hộp cơm và muỗng; ở trường phải tự chuẩn bị cặp vở, do vậy, sự bồi dưỡng năng lực sinh hoạt và từng bước quá độ cũng rất quan trọng, lúc thường cố cho trẻ tự làm một số việc trong khả năng của trẻ, nhất là trong chuyện ăn uống, mặc quần áo, thu dọn cặp sách; phải để bé tự làm những việc bé hoàn toàn tự làm đượ, cha mẹ không được làm thay, ngay cả khi bé làm không tốt cũng đáng được khích lệ do đó là thành quả lao động mà bé có được, một lần làm không tốt thì hai lần, ba lầ, sẽ tới lần bé làm tốt được, vừa rèn luyện năng lực của bé vừa giải phóng cha mẹ (chú trọng “lần đầu” của mọi chuyện). Còn có một chút ý thức quy tắc, quy tắc và ý thức từ sinh hoạt tập thể (quy tắc tiểu học). tính kỷ luật là vấn đề lớn, giảng cho trẻ biết có những quy tắc thế nào troong cuộc sống, quy tắc không phải để bó buộc học sinh mà là để đảm bảo tính an toàn và tiện lợi cho cuộc sống tốt hơn. Để trẻ tự kiểm soát bản thân, tuân thủ quy tắc (không việc gì phải sợ hay lo lắng phạm sai lầm, sửa sai là được, sai lầm phạm phải đầu tiên nên giết chết nó từ trong trứng nước, nên biết là học sinh không thể nào không phạm sai lầm), và các vần đề kết giao của bản thân. Có trẻ sợ người lạ, không dám giao tiếp. Phụ huynh nên: a, thường xuyên tới nhà người khác chơi, những nhà chưa từng thăm qua, rèn luyện cho bé từ hoàn cảnh xa lạ; b, dắt bé theo, quan sát các ưu điểm của người khác, bí quyết giao thiệp chính là quan sát ưu điểm của người khác nhiều vào; c, học cách giải quyết mâu thuẫn, học sinh thích mách lẻo, nên cho trẻ biết tự kiểm điểm bản thân (biết thương lượng, hợp tác với bạn khi chung, đồng cảm quan tâm bạn bè, sẵn lòng giúp đỡ khi ngườik hác cần; không lấy bừa đồ đạc của người khác, dùng xong trả lại; chủ động xin lỗi, học cách tha thứ; chịu phê bình và sửa sai khi phạm lỗi). Rèn luyện khả năng tự chăm sóc bản thân như: để trẻ phát hiện trên sàn có giấy bẩn, trên bàn có nước… rồi tự trẻ nghĩ cách giải quyết, nhớ kiên trì một nguyên tắc là tuyệt không làm thay giúp trẻ, để trẻ tự làm. Thói quan sinh hoạt cũng cần chút thay đổi, để trẻ thứcd ậy, đi ngủ, ăn cơm như giờ nghỉ trên trường, nhằm tránh trẻ không thích nghi rồi sụt cân, mệt mỏi. Dạy sớm vào buổi sáng, ăn thức ăn no lâu, ăn no trong bữa; trước giờ cơm trưa không ăn quà vặt hay điểm tâm, ăn đúng giờ trưa; ngủ sớm vào buổi tối, ít xem ti vi. Dạy bé cách xem giờ, hình thành khái niệm giờ giấc, nắm bắt thời gian, sau này có đi học cũng không bị tình trạng dậy không nổi.

a) phân rõ trái phải: trái phải trên cơ thể, trên dưới bảng đen; trái phải sách vở
b) biết mặt chữ: chữ trên thời khóa biểu, tên sách, tên phụ huynh
c) biết cách viết tên trường, tên của bản thân
d) biết rõ địa chỉ nhà ở của bản thân: tên cha mẹ, điện thoại nhà và cách liên hệ ba mẹ
e) có chút nhận thức quy tắc: kỷ luật là một vấn đề lớn, là tiền đề đảm bảo việc học của con. Như: tới trường: 1. Tớit rường đúng giờ, không trễ, không quá sớm, biếtx in phép khi bệnh hay có việc. 2. Sử dụng lời lẽ lễ phép đúng đắn, chủ động chào hỏi mọi người. 3. Chủ độngt ham gia các hoạt động đơn giản (phụ huynh nên cho trẻ làm một số việc nhà, rèn luyện khả năng lao động). Đi nhà vệ sinh: 1. Biết tự tiểu đại tiện, xả nước và giữ sàn nhà sạch sẽ. 2. Ra ngoài khi vệ sinh xong, không náo loạn, trò chuyện trong đó.
A. Rửa tay:
a1) xếp hàng theo thứ tự, chờ đợi khi đông người, không xô đầy chen lấn
a2) vẫy nước trong bồn, giữ áo quần, sàn nhà sạch sẽ
a3) rửa sạch tay và lau khô
a4) khóa kỹ nước sau khi rửa tay, không lãng phí nước
B. Hoạt động dạy học:
b1) Học cách chuẩn bị đồ dùng cần thiết khi đến lớp (biết cách sắp xếp cặp sách của riêng mình)
b2) Nghe tiếng chỉ lệnh, lập tức về lại chỗ ngồi và chuẩn bị lên lớp
b3) Ngồi đứng đúng tư thế trên lớp, không náo loạn, nói chuyện với bạn học
b4) Giơ tay khi muốn phát biểu
b5) Ghi nhớ yêu cầu của thầy cô, không hiểu thì hỏi.
b6) Hoàn thành bài tập thầy cô giao trong thời hạn quy định, không trễ nãi, vừa làm vừa chơi
b7) Học cách làm việc độc lập, chăm chú, biết theo đuổi kết quả hoàn thiện
b8) Thích trả lời câu hỏi, đặt câu hỏi, lớn tiếng nói ra cách nghĩ của bản thân khi thảo luận
b9) Học cách sử dụng đúng đắn các dụng cụ, dọn dẹp ngăn nắp sau khi dùng xong, không được để lung tung
b10) Học cách cầm bút đúng và tư thế ngồi viết đúng
b11) Biết yêu quý vật dụng của bản thân, không làm hư, không làm mất
C.Hoạt động:
c1) học cách thương lượng, hợp tác, chung sức hoàn thành nhiệm vụ và cùng nhau chỉa sẻ thành quả khi chơi
c2) tự tin khi làm việc, học cách khắc phục khó khăn, kiên trì hoàn thành mọi chuyện, không bỏ ngang
c3) học cách giao thiệp với mọi người, phản ứng tích cực khi người khác chủ động làm quen
c4) học cách mời mọi người tham gia chơi chung, và cách xin được chơi cùng
c5) không lấy bừa đồ vật của người khác, mượn khi có sự đồng ý và hoàn trả khi dùng xong
c6) đồng cảm, quan tâm bạn bè, giúp đỡ mang lại niềm vui cho mọi ngườik hi cần
c7) học cách dùng phương pháp thương lượng, lý lẽ giải quyết mâu thuẫn với các bạn, không dùng vũ lực
c8) chủ động xin lỗi khi ảnh hưởng hay tổn thương người khác, học cách tha thứ cho sự bất cẩn, lỗi của ngườik hác
c9) làm sai thì phải chịu phê bình, tự giác sửa sai
10) không chơi đùa trong lớp học, chơi ngoài lớp cũng không nên lớn tiếng hay rượt đuổi, không ảnh hưởng người khác
D.Tan học:
d1) dọn xong đồ đạc của bản thân, chủ động chào thầy cô bạn bè
d2) nhớ rõ những yêu cầu của thầy cô và kể lại với phụ huynh
d3) không đi theo người lạ, người không quan biết. Phụ huynh chưa tới thì phải đợi trong trường
Trên đây là các nguyên tắc mà học sinh nên biết khi đi học và cố thực hiện được.
Dướid đây là một số kiến nghị chuẩn bị căn bản trước khi trẻ đến lớp khai giảng:
E. Dụng cụ học tập:
e1) cặp sách: cặp nhỏ (đơn giản tiện lợi, ngăn kéo ít)
e2) bóp viết: đơn giàn, tiện lợi không quá lớn
e3) bút chì: bút chì 2H, không nên dùng bút chì bấm (trẻ còn nhỏ không thích hợp dùng)
e4) tước kẻ: vạch chia thấy rõ, ko in hiều hình linh tinh
e5) tẩy: có hình vẽ hoặc loại 4B
e6) gọt bút: để trong hộp bút chì cho bé dễ sử dụng, bút chì gọt sẵn mỗi ngày
e7) bao sách: sách toán, ngữ văn bao 2 lớp giấy và kiếng (vì sử dụng nhiều), sách còn lại chỉ bao kiếng thôi cũng được. trẻ nên phân biệt được sách nào với sách nào, tránh tình trạng không biết lấy sách gì khi lên lớp.
e8) bao vở: mua khi cần, để tránh trẻ làm mất, mỗi lần dùng vở mới nên bao lại ghi rõ trường lớp, họ tên và vở gì.
e9) bảng lót: dụng cụ cần khi viết chữ
F. Dụng cụ thủ công, lao động, mỹ thuật, thể dục:
f1) túi thủ công: dùng để đựng kéo, keo dán các loại dụng cụ thủ công
f2) bút màu nước: kiểu hộp đựng, dễ mang theo. Dán tên lên mỗi cây bút
f3) kéo: mũi kéo thuộc loại cong tròn
f4) keo: keo cây, keo nước đều được, dễ mang theo
f5) giẻ lau: một miếng nhỏ hình vuông, hút ẩm tốt
f6, khăn giấy, khăn tay, bình nướcn hỏ (kiểm tra vệ sinh cá nhân mỗi Thứ Năm)
f7) giờ thể dục nên mang đồ thể dục và giày thể thao, không mặc váy
G. Nhạc cụ:
g1) tì bà: chuển bị miếng lót để dán móng tay giả, chuẩn bị keo dán y tế màu trắng, để buộc móng tay giả
g2) sáo: làm một hộp đựng sáo để cất giữ
g3) nhị hồ: dán tên trên hộp nhị hồ
mỗi dụng cụ của trẻ đều nên dán tên ký hiệu trên đó, tránh nhầm lẫn. Trên đây là là một số vật dụng phụ huynh chuẩn bị cho con tới trường, chỉ mang tính tham khảo.

.
.
.
.
Top