Tuyệt đối đừng bỏ lỡ thời kỳ đọc hiểu vàng của bé – Thế Giới Thông Minh – Máy học tiếng Anh – Bút học tiếng Anh – Bút Thông Minh

Tuyệt đối đừng bỏ lỡ thời kỳ đọc hiểu vàng của bé

50% sự phát triển trí lực hoàn thành trước lúc 4 tuổi
30% sự phát triển trí lực hoàn thánh giữa lúc 4 – 8 tuổi
20% sự phát triển trí lực hoàn thành giữa lúc 8 – 17 tuổi

Tốc độ phát triển trí tuệ của trẻ và não bộ là như nhau, trước 3 tuổi não bộ phát triển nhanh nhất, về sau ngày càng giảm. Các nhà giáo dục, tâm lý khoa học của Mỹ từng nghiên cứu, nếu trí tuệ của con người lúc 17 tuổi đạt 100%, thì lúc 4 tuổi đạt 50%, 4-7 tuổi đạt 80%, 8-17 tuổi đạt 20% còn lại. Cho nên trước 7 tuổi là thời kỳ vàng cho sự phát triển trí tuệ của trẻ, trước 3 tuổi là tiền đề quan trọng nhất. Điều quan trọng đối với sự khai phá tiềm năng của trẻ, đó chính là nắm bắt được thời kỳ vàng.
Khi nào là thời kỳ vàng đọc hiểu của bé?
Một người từ đọc hiểu đơn giản đến nâng cao là cả quá trình tuần tự tăng tiến, thông thường mà nói, giai đoạn cơ sở của khả năng này là hình thành lúc 3-4 tuổi qua việc lặp đi lặp lại việc đọc hiểu nhiều lần, cha mẹ có thể hướng dẫn và khuyến khích bé chú ý các chi tiết khác nhau trong sách, tập thói quen chú tâm nghiên cứu một cuốn sách và thói quen thường xuyên xem lại cuốn sách, như vậy có thể giúp bé rất dễ bước chân qua môn đọc hiểu nâng cao hơn trong trường tiểu học.

Trong thời kỳ bạc, muốn thay đổi trạng thái đọc hiểu đơn giản của bé thì phải thay đổi tài liệu đọc hiểu, nếu cứ cho bé đọc sách truyện, đồng thời muốn bé tập thói quen chỉ xem tình tiết câu chuyện, không quan tâm nhân vật, trên căn bản là không thể nào.
Ngoài sách truyện thì nên cho bé đọc sách gì? Thật ra thứ để đọc rất nhiều, trước hết là loại sách ngôn ngữ như thi ca, tản văn. Có thể vừa mở nhạc vừa đọc chung với con, để bé qua quá trình đọc to thành tiếng, từ trong âm luật lĩnh hội cái đẹp của ngôn ngữ, ôn lại khả năng cảm nhận ngữ cảm tiếng mẹ đẻ, mà đây cũng là một cơ sở đọc hiểu nâng cao.
Tiếp theo, có thể căn cứ theo sở thích hứng thú của con, chọn loại sách như khoa học tự nhiên hay thủ công mỹ nghệ, kết hộp với cuộc sống, tiến hành một số hoạt động kéo dài.
Ví như, bé thích côn trùng thì mua cho bé quyển sách ghi chép côn trùng, rồi dắt bé tới nơi có thể quan sát côn trùng, kết hợp với chữ viết trong sách, tiến hành quan sát, tự ghi chép lại… cách đọc hiểu kết hợp cuộc sống với sở thích này, sẽ khiến trẻ phát hiện ngoài tình tiết câu chuyện ra, hay không có tình tiết đi nữa thì các chi tiết khác trong sách cũng mang cho mình niềm vui và cảm thụ được, như vậy bé tự nhiên sẽ chú tâm tới các chi tiết đọc hiểu.
Cuối cùng, thời kỳ vàng đọc hiểu là không thể bỏ lỡ, nếu bỏ qua, trong thời kỳ bạc, kể cả khi bé thông qua hướng dẫn xâm nhập đọc hiểu nâng cao thì trong thời gian ngắn 1-2 năm cũng không đạt được trình độ đọc hiểu của thời kỳ vàng. Hướng dẫn đọc hiểu trong thời kỳ bạc là một trận chiến kiên trì, chỉ có kiên trì mới có hiệu quả, và phụ thuộc vào tình hình lúc đó, nếu chỉ dẫn không theo hứng thú của bé thì trận chiến này cũng rất khó thắng nổi.

1. Khi đọc lại nhiều lần cuốn sách có thể đoán được tình thiết phát triển ra sao, lâu lâu dừng lại nơi từ và câu quan trọng, để bé nói ra nội dung quan trọng của nó. Khi lần đầu đọc một cuốn sách mới, thảo luận cùng con trang bìa của sách. “con thấy hình này ra sao?” khi đọc thành tiếng, đôi khi hỏi con: “con nghĩ sẽ xảy ra chuyện gì tiếp theo?” tăng tính tham dự của con. Từ góc độ tham dự này, nó còn nâng cao hứng thú đọc, sâu hơn là rèn sức tập trung và khả năng tư duy, có ích cho việc trau dồi thói quen đọc hiểu cao độ nhưng cũng đừng quên ở mức độ thích đáng thôi.
2. Một cuốn sách có thể khởi phát tư duy, đốt cháy hy vọng, gây sợ hãi, cho phát kiến. Sau khi đọc xong một câu chuyện, dành thời gian thảo luận với bé. Giúp bé tìm tòi, thông qua hình thức lời nói, viết văn hay các hình thức nghệ thuật khác biểu đạt cảm nhận của bản thân bé, nhưng quan trọng là dùng cách mà bé tự nguyện. Đừng biến việc thảo luận thành bài kiểm tra và cũng không truy hỏi trẻ cách lý giải câu chuyện.
3. Khi đọc thành tiếng, cố biểu cảm. Nếu như có thể, thay đổi giọng nói để diễn các nhân vật. Đọc thành tiếng thường hay mắc sai lầm là đọc quá nhanh. Đọc từ từ để bé nghe được nội dung, phát họa hình ảnh trong đầu. Tốc độc chậm lại cho bé tỉ mỉ quan sát hình vẽ trong sách, đọc quá nhanh khiến người đọc không đủ thời gian vận dụng hết các kỹ năng của mình.
4. Phải nhắc tới tên sách, tên tác giả. Trước và sau khi đọc thành tiếng, giới thiệu tác giả cuốn sách cho bé biết. Để bé biết là sách do người viết ra chưa không phải do máy móc. Ba mẹ có thể khuyến khích bé viết thư gửi riêng tác giả, chia sẻ tâm đắc đọc sách. Biến nhà văn thành một người sống sờ sờ, linh hoạt như chính câu chuyện của tác giả. Đây không phải chuyện ngẫu hứng cũng không phải cố tình tìm hiểu, chỉ là đọc nhiều rồi tự nhiên sẽ có ấn tượng với tác giả, ấn tượng ngày càng sâu đậm thì ba mẹ với bé thử tìm hiểu quan tâm, từ từ thấu hiểu và suy ngẫm nhé.
5. Có thể tay cầm bút chì khi đọc. khi ba mẹ với bé đọc tới đoạn hay, thì ký hiệu nhỏ bên cạnh, vẽ một ngôi sao nhỏ. Bé nên tương tác với cuốn sách, một cách làm là lưu lại bút tích trên trang sách.
6. Có thể đọc xong một cuốn sách, sau đó dắt đi xem phim được chuyển thể từ cuốn sách. Cách này cho bé hiểu được văn học biểu đạt phong phú hơn phim ảnh ra sao.
7. Đôi khi đọc một số nội dung hơi uyên thâm, thử thách não bé.
8. Cố gắng cho bé đọc thành tiếng. ba mẹ càng sớm bắt đầu, làm càng dễ, hiệu quả càng tốt. Nếu bé không thích đọc sách, đừng bỏ cuộc, cứ đánh vào sở thích của bé, chọn loại sách thú vị vừa nuôi dưỡng việc đọc hiểu vừa gây hứng thú, cứ từ từ mỗi bước.

Nếu ba mẹ không có thời gian đọc cùng bé thì có thể dùng bút thông minh để chơi với bé. Vì bút không những biết Ngữ văn, Toán, Anh văn, còn có điển cố thành ngữ, chuyện cổ tích, thi ca các loại tư liệu, trau dồi sức cảm nhận đọc hiểu, giúp ba mẹ không còn phải lo bỏ lỡ thời kỳ vàng đọc hiểu, giúp bé dễ dàng đọc hiểu được.

.
.
.
.
Top