Khi bé phải rời xa cha mẹ thì sẽ thấy lo lắng và cảm xúc của bé giao động khá lớn, cho nên cần phải chuẩn bị tâm lý trước cho bé.
a) Làm quen với trường mầm non
cha mẹ có thể dắt bé tới tham quan trường trước, để bé quan sát sinh hoạt vui chơi trong trường, hình thành chút khái niệm, quen thuộc với môi trường này. Đặc biệt là khuyến khích trẻ chơi một chút với các trò như trượt cầu tuột. Tạo ấn tượng trực quan tốt cho bé về trường mầm non. Lúc thường ngày cũng có thể kể bé nghe một số chuyện vui tú vị trong trường, để bé có ý muốn đến trường.
b) Kể chuyện trên trường
Xem việc bé đến trường là chuyện đáng mừng để thảo luận, dẫn dụ bé: “con của ba mẹ lớn rồi nha, tới trường học hỏi bản lĩnh rồi nha!” giúp bé nghĩ đến trường là chuyện vui, và háo hức mong đợi tới trường. Thường xuyên kể bé nghe điểm thú vị trên trường như việc quen biết bạn mới, học kiến thức từ thầy cô, tham gia các hoạt động thú vị… nếu bé ngang bướng không nghe lời, nói với bé: “nếu con biểu hiện tốt thì mới cho tới trường”. Có thể tận dụng truyện cổ tích và bài hát thiếu nhi giúp bé muốn đến trường. Ví dụ như những câu chuyện về động vật nhỏ phải xa mẹ để sống độc lập, giúp bé nghĩ trường mầm non là khu vườn vui chơi, lành nơi học tập bản lĩnh.
c) Giao kết bạn bè
Trẻ hiện nay có cơ hội tiếp xúc với các bạn cùng lứa rất ít, không biết cách giao thiệp cho lắm. Do vậy khi bé đến trường, phát sinh mâu thuẫn với bạn sẽ dễ sản sinh cảm giác bài xích tập thể. Cha mẹ nên cố tạo điều kiệnc ho bé tiếp xúc với thế giới bên ngoài, quen biết nhiều người hơn, học sử dụng từ nghữ lễ phép, dạy bé một cách cư xử với mọi người như chơi đồ chơi của người khác thì phải thương lượng trước, được đồng ý rồi mới lấy đồ của người ta. Cũng có thể đổi đồ chơi với mọi người… nếu được, cha mẹ có thể liên hệ làm quen trước cho bé một vài bạn trong lớp, như vậy khi đến trường bé sẽ giảm thiểu được cảm giác xa lạ và bất an, dễ hòa nhập với sinh hoạt tập thể.
d) Khích lệ bé dùng ngôn ngữ biểu đạt
Mỗi ánh mắt, hành động của bé đã có thể khiến người nhà biết bé đang nghĩ gì. Nhưng trong tập thể, thầy cô cần thời gian thì mới hiểu được bé. Cho nên trước khi bé đến trường, cha mẹ nên tỏ ra “ngốc nghếch” một chút, giả vờ không hiểu ánh mắt và động tác của bé, khuyến khích bé dùng ngôn ngữ biểu đạt thứ mình muốn.
Chuẩn bị tốt cho cuộc sống, giúp bé tự tin gia nhập tập thể, thích nghi nhanh với cuộc sống trong trường
a) Học cách tự ăn
trường mầm non là một tập thể lớn, thầy cô mỗi lớp cộng thêm người chăm sóc cũng đại khái có ba người nhưng cần chăm sóc tới mấy chục bé. Khi bé đến trường thì không thể nào có được sự chăm sóc như ở nhà được, với lại việc bào bọc con quá mức không có lợi cho bé trường thành. Cha mẹ cũng đừng lo là bé sẽ ăn vung vãi ra cả mặt, cả người hay cả sàn nhà.
Cha mẹ có thể chuẩn bị trước một số đồ đạc: trải một ít báo xung quanh bé, chuẩn bị chén và muỗng không dễ vỡ, và một bộ quần áo dễ giặt. Nhưng tuyệt đối không được gấp gáp, tuần tự tăng tiến, để bé cảm thấy việc ăn là trò rất vui.
Nếu bé kén ăn, khó ăn tuyệt đối không chiều theo bé, cố cho bé ăn thức ăn đa dạng, đặc biệt là món bé không thích thì càng phải để bé ăn thử, nếu không thì khi đến trường bé khó thích nghi với các bữa ăn dinh dưỡng trong đó.
b) Học cách uống nước
có nhiều bé khi đến trường còn dùng bình sữa để uống nước, điều này không những không lợi cho việc bé thích nghi với sinh hoạt trong trường, càng không có lợi cho sự phát triển khẩu hình của bé. Khi mới tập cho bé uống nước, có thể dúng ly nhựa, đổ vào ít nước thôi. Cha mẹ dạy bé cách kiểm soát độ nghiêng của ly… khi bé học được rồi có thể đổ nhiều nước hơn.
Cha mẹ chuẩn bị một cái ly có tay cầm, không dẽ vỡ (chú ý không mua loại ly có ống hút). Trường mầm non hiện nay đều dùng máy lọc nước, nếu trong nhà có máy này thì chỉ bé biết công tắc đóng mở nước nóng lạnh và học cách tự lấy nước.
c) Học cách đi vệ sinh
vấn đề này thường thì qua 18 tháng tuổi sẽ dạy cho bé biết, nếu bé muốn đi vệ sinh mà chưa nói cho người lớn biết được hay còn đang dùng tã thì phải chú ý rồi. Khi chuẩn bị cho bé đến trường mầm non, nên dạy bé cào trọng điểm như: “con muốn tiểu tiện, con muốn tiểu tiện” các câu nói kiểu như vậy, để tránh thêm gánh nặng cho thầy cô, và tránh nỗi khổ không sạch sẽ. Ngoài ra, dạy bé đi vệ sinh theo giờ là cách rất tốt. Nhà vệ sinh trong trường có thể là bồn ngồi hoặc bồn chổm. Cha mẹ nên theo tình hình trên trường mà tiến hảnh dạy bé, quan trọng là để bé cảm thấy bản thân đã lớn, mới đầu cha mẹ có thể đi bên cạnh, khi bé học biết rồi thì để bé tự giải quyết, phải tin tưởng bé tự làm được. chó bé lòng tin, nói bé biết nếu gặp khó khăn gì thì phải nhờ người lớn giúp đỡ. Có một số bé sẽ nhịn tiểu, cha mẹ nên nói bé biết cái hại của việc đó. Cha mẹ quan sát quy luật đại tiện của bé, giúp bé tập thói quen đại tiện đúng giờ.
d) Học cách rửa tay
bình thường phải tập cho bé thói quen rửa tay trước khi ăn. Kèm bài hát: bài ca rửa tay
xăng tay áo lên nào, làm ướt tay nào, chà xà phòng, chà chà tay, rửa sạch nào, phẩy tay rồi lau khô tay bằng khăn nào…
e) Tập thói quen ngủ trưa:
ngủ trưa để bù đủ cho giờ ngủ của bé, có lợi cho sự trưởng thành của bé. Nhưng thói quen sinh hoạt trong nhà bé có thể khác với trên trường, có trẻ không ngủ trưa, hoặc có thể bé đã ngủ đủ giấc, nhưng các bé khác đều đã ngủ, thầy cô không thể nào chơi riêng với mỗi mình bé. Vì đó không những không an toàn mà còn ảnh hưởng tới các bé khác đang ngủ. Nếu bắt bé cứ nằm trên giường thì rất đau khổ cho bé. Và bé sẽ mắc phải các thói quen xấu như ngậm ngón tay, ngoáy mũi, cắn mền… do đó, tập thói quen ngủ trưa cho bé rất cần thiết. Ngủ lúc 9 giờ tối, dậy lúc 7 giờ sáng, giờ giấc ngủ nghỉ như vậy có thể giúp bé dễ ngủ trưa. Nếu bé đã lớn, thì cố tập bé ngủ riếng, và sửa luôn một số tật xấu trước khi ngủ của bé. Như sờ tai hay mặt của người lớn.
f) Học cách mặc cởi quẩn áo, giày dép
cha mẹ nên mua cho bé quần áo, giày dép dễ mặc chứ không nên chỉ nghĩ đến đẹp xấu. Cỡ giày dép cũng phải vừa chân, đế giày phải mềm, bám chân, nhẹ ngọn. Với trẻ mà nói, sự dễ chịu là số một. Sau khi ngủ trưa, bé có tự mặc đồ được hay không là tiêu chó đánh giá khả năng tự lập của bé yếu hay mạnh. Đối với bé, việc cởi quần áo dễ hơn mặc, nếu bé học mầm non thì có thể dạy bé cởi một số quần áo giày dép đơn giản. Với một số bé hơi lớn, có thể thử dạy cách mặc, chủ yếu là để bé phân biệt được mặt trước sau của quần áo (có thể sự dụng những ký hiệu mà bé dễ nhớ được), học cách cài nút.