Bút thông minh hướng dẫn cách làm cha mẹ tốt – Thế Giới Thông Minh – Máy học tiếng Anh – Bút học tiếng Anh – Bút Thông Minh

Bút thông minh hướng dẫn cách làm cha mẹ tốt

Lúc mới mang thai bé yêu, tình yêu của người mẹ đã dạt dào; tới khi bé chào đời, tình yêu đó càng mạnh liệt; ăn uống, quần áo, vui chơi các thứ đều muốn dành cho bé thứ tốt nhất; mặt vật chất thì dễ thực hiện nhưng mặt tinh thần thì các cha mẹ có nghĩ đến chưa? Giáo dục từ sớm có vai trò như thức ăn tinh thần đầu tiên trong cuộc đời của trẻ, cha mẹ có biết được cách trao cho bé yếu không? Dùng phương thức như thế nào mới thích hợp, mới có lợi, mới cần thiết với bé?

Khi đối mặt với các vấn đề nảy sinh trong giáo dục trẻ đều thành ra lúng túng, do chưa qua đào tạo vấn đề giáo dục trẻ từ sớm chuyên nghiệp, cộng thêm sự tồn tại ý thức phương thức giáo dục con cái kiểu truyền thống thường thấy trong các gia đình, khiến rất nhiều bé yêu không nhận được giáo dục từ sớm một cách khoa học. Ví dụ như việc bạn có thể tưởng tượng được khi bé yêu mười tháng tuổi leo trèo cầu thang sẽ giúp ích cho khả năng nhảy nhót và học tập tư thế cầm bút đúng đắn nhất? Bạn có biết việc tiến hành tập luyện lộn ngược một cách chính đáng khi bé yêu 18 tháng tuổi giúp ích cho sự phát triển thính giác, thị giác và ngôn ngữ của bé? Bạn có biết mức độ phát triển khả năng tính toán vận động của bé yêu trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng tư duy logic sau này của bé? Những câu hỏi này có lẽ rất nhiều cha mẹ hoàn toàn không nhận thấy càng chưa suy nghĩ tới.
Tư tưởng giáo dục của phụ huynh quyết định sự phát triển lành mạnh thể chất trí tuệ cùa con trẻ, khi giáo dục bé yêu nên bỏ ra nhiều hơn nữa tâm huyết yêu thương, yêu bé thì trước hết phải hiểu bé, “tại thời điểm thích hợp thì cho trẻ sự tác động thích đáng” là nguyên tắc căn bản phải tuân theo trong việc giáo dục trẻ từ sớm. Để nhiều bậc phụ huynh có được cơ hội hiểu rõ giáo dục từ sớm, nhiều nội dung khác xin mời theo dõi học đường giáo dục từ sớm trên trang mạng chính thức của Thế giới thông minh.

1. Cuộc sống gia đình không hòa thuận, cha mẽ cải nhau
Mối quan hệ hòa thuận giữa các thành viên trong gia đình là nền tảng quan trọng tâm lý lành mạnh của trẻ. Đối với trẻ mà nói, cha mẹ là cả thế giới, là khuôn mẫu của chúng. Nếu trẻ thường phải chứng kiến cha mẹ xung đột, sẽ cảm thấy vô cùng bất an và sợ hãi. Tâm hồn trẻ thơ sẽ bị ám ảnh. Từ mặt ý nghĩa này mà nói, món quà tốt nhất cha mẹ cho bé là cuộc hôn nhân tốt đẹp, đây cũng ảnh hưởng tới việc hình thành cảm giác an toàn của trẻ, và ảnh hưởng các mặt quan hệ giao thiệp, xã hội hóa…
2. Mẹ bé thiếu cảm giác an toàn, cảm xúc không ổn định
Mẹ là người bé tiếp xúc thân mật nhất, nếu mẹ thường hay sợ thứ này thứ kia, âu sầu lo lắng, vậy thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cách hành xử và thái độ sống của bé. Chỉ khi mẹ tràn đầy cảm giác an toàn và có giá trị quan đầy đủ thì mới không thường xuyên sản sinh lo âu. Và thái độ nuôi dạy tự tin, vững chắc, chín chắn, lý trí vừa giảm thiểu được những tiêu hao nội tâm không cần thiết, vừa cho trẻ trạng thái và khí chất an toàn và yên bình.
3. Dinh dưỡng tâm lý trẻ không được thỏa mãn
Trong sinh hoạt thường nhật, trẻ không được tự do, độc lập hành động, và giải tỏa cảm xúc bình thường. Thông thường, trong quá trình trưởng thành của trẻ, người lớn rất ít khi nghĩ tới nhu cầu và nguyện vọng của trẻ, trẻ chỉ biết xoay quanh gậy chỉ huy, thời biểu của người lớn, nơi trẻ muốn đi, thứ trẻ muốn được chơi, thường bị chặn lại bởi lệnh nghiêm cấm như “dơ quá”, “nguy hiểm quá”… khi người lớn vui, kéo trẻ lại rồi mặc cho trẻ có thích hay không mà ôm hôn. Khi không vui, lại chê trẻ nói nhiều, không quan tâm tới. Có khi còn lấy những câu như “không nghe lời ba mẹ thì cũng không cần con nữa” lại uy hiếp trẻ, có khi lại lấy “điều ước” lừa gạt trẻ cho qua chuyện. Cứ như vậy, sẽ làm tổn hại động lực tìm tòi khám phá sự vật mới của trẻ, khiến trẻ đánh mất bản ngả, mất lòng tin với người lớn, mất cảm giác an toàn.
Do vậy, cha mẹ nên tôn trọng bé, cho bé tự do, đừng can thiệp quá sâu làm cản trở sự thử nghiệm tự chủ của bé. Theo nhu cầu của trẻ, bé muôn tự làm thì chừa ra không gian cho bé tự làm. Trẻ không tự động nhờ cha mẹ giúp thì cho dù bé có làm ra cái gì, chỉ cần không nguy hiểm, cũng đừng can thiệp.nhưng khi trẻ tỏ ra cần giúp đỡ thì phải phản ứng ngay, tới khi trẻ thấy không cần nữa thì ngưng lại ngay, để bé tự làm. Từ đó thiết lập mối quan hệ phụ thuộc tích cực giữa cha mẹ và bé. Khi bé đưa ra những đòi hỏi không hợp lý, hãy thương lượng với bé chứ đừng ra lệnh. Như: mẹ vừa nấu xong , đang dọn thức ăn lên bàn nhưng trẻ lại muốn ăn sủi cảo. Với trường hợp như vậy, nên thương lượng với bé như nói bé biết nếu lần sau con muốn ăn thì phải nói mẹ biết trước. giờ cơm canh xong hết rồi, nếu con vẫn muốn ăn thì mẹ con mình lại phải đi chợ mua nguyên liệu lần nữa. Con sẽ phải nhịn một lúc với mẹ làm hết những việc này, con thấy sao? Nếut rẻ vẫn cố chấp thì dắt trẻ cùng đi mua đồ, về tới nhà thì cùng nhau rửa rau, gói bánh… cho bé học cách đợi.
4. Cha mẹ nuông chiều con cái khiến trẻ sợ đối mặt với khó khăn
Cạm bẫy của gia đình êm dịu, đặc biệt là vấn đề ngăn cách thế hệ, bảo bọc con qúa mức, chuẩn bị “phu dọn đường” và “đát lát đường” cho mỗi bước trưởng thành của trẻ, tước đoạt cơ hội trẻ được đối mặt với khó khăn, khiến trẻ trở nên nhát gan, e sợ khó khăn, tự nhiên mất đi cảm giác an toàn.
Do vậy, nên để trẻ biết được chuyện của bản thân thì bản thân phải tự giải quyết, người lớn không được làm thay. Như: để trẻ tự học cách ăn cơm đúng lúc, tự mặc quần áo, tự dọn đồ đạc của bản thân, tự giải quyết mâu thuẫn với bạn bè… trải nghiệm sự thành công, tạo lập sự tự tin, chỉ cần để trẻ nhiều lần trải nghiệm được tâm lý thành công, thì mới vượt qua được sự khảo nghiệm của thất bại.
5. Tâm lý sợ thua và việc gì cũng muốn con cái hạng nhất của phụ huynh
Phụ huynh thường đưa ra một số yêu cầu mục tiêu khống thiết thục. luôn so sánh con mình với con người khác. Khi trẻ thua kém người khác hay xảy ra vấn đề gì thì khi phụ huynh tỏ ra lo lắng, sốt sắng hay oán trách sẽ làm xảy ra hành vi thiếu lý trí. Thương xuyên nghĩ tới cảm nhận và khả năng của trẻ.
Thân là phụ huynh nên ý thức được không phải mọi lúc mọi nơi tranh “hạng nhất” cũng là thực tế, nhưng có thể tranh “duy nhất”. Tôi chính là tôi, tôi khác với mọi người! Chính vì sự khác biệt là vốn gốc là ưu thế. Tương tự, đó chính là “hay’, nhưng “hay lắm” và “hay nhất” khác nhau về bản chất mục tiêu. Nên tìm hiểu, phân tích đặc điểm của conn cái, đưa ra lời bình thích đáng và mục tiêu thiết thực, để khả năng của trẻ được phái triển theo mô hình tam giác đứng.
6. Con trẻ nghĩ bản thân là trung tâm vũ trụ, chỉ nghe lọt lời khen, không tiếp thu ý kiến phê bình
Những trẻ thường xuyên dễ dàng được phụ huynh hay thầy cô mầm non khen, “con hay quá”, “con thông minh quá!”… khiến trẻ mắc chứng “lệ thuộc lời khen”, nghe không lọt ý kiến trái chiều, những trẻ như vậy khiếm khuyết trải nghiệm và động lực chống đỡ khó khăn, thường dễ xúc động, thiếu cảm giác an toàn.

.
.
.
.
Top