Tính cách của trẻ do ai quyết định – Thế Giới Thông Minh – Máy học tiếng Anh – Bút học tiếng Anh – Bút Thông Minh

Tính cách của trẻ do ai quyết định

Trẻ từng ngày lớn lên và ý thức cũng từ đó mà hình thành, trẻ đã có thể thông qua các hình thức khác nhau để biểu cảm. Lúc này, trẻ càng cần sự chăm sóc quan tâm của cha mẹ, để có thể hiểu được ý muốn của trẻ. Bây giờ các bà mẹ cũng có thể chia làm các thể loại sau, những bà mẹ khác nhau thì sẽ có đứa con có tính cách như thế nào?

Cô Trần Thục là chủ quản hành chính trong một công ty, chị làm việc rõ ràng tỉ mỉ. Lúc đối mặt với vấn đề thì xử lí bình tỉnh, không xen lẫn tình cảm. Xử xự lí trí quả quyết là ưu thể của chị. Với bất cứ việc gì việc đầu tiên chị nghĩ đến chính là quy tắc , có lúc cũng có người nghỉ rằng chị không thân thiện, quá hà khắc với nhân viên. Với nhân viên là thế, khi ở nhà, chị cũng là người rất nguyên tắc. Đứa con 3 tuổi của chị khá giống với chị, làm việc gì cũng theo nguyên tắc và trật tự  nhất định
Chị rất hài lòng về chuyện này nhưng trong lòng chị vẫn có sự lo lắng khó hiểu. Vì chị phát hiện ra rằng, con chị không thích gần gũi chị

Ưu thế của “người lí trí”
Trần Thục là người có thế mạnh về lí luận, trí tuệ, trong tính cách của chị thì tỉ lệ lí trí chiếm nhiều hơn tỉ lệ tình cảm, phân tích sự vật sự việc một cách logic sau đó mới đưa ra kết luật; tư duy phán đoán, ý chí kiên định; bình tĩnh khi đối mặt với vấn để; làm việc theo nguyên tắc, không xen lẫn tình cảm. Những tính cách này có ý nghĩa tức cực đối với sự thành công của sự nghiệp cô.

Về mặt giao tiếp, có thể gặp phải những rắc rối. Do việc không coi trọng tình cảm, nên lúc xử lí tình huống thường không quan tâm tới cảm xúc hay hoàn cảnh của người khác, việc này có thể gây tổn thương đến tình cảm của người khác. Những người này cũng không bao giờ biết cách lắng nghe hay thấu hiểu cảm xúc của người khác, vì họ cho rằng, xử sự theo tình cảm sẽ không giải quyết được vấn đề, có lúc làm cho vấn đề sự việc càng tệ hơn. Những người như vậy được coi là người lãnh đạo điềm tĩnh. Chứ không phải một người bạn thân thiệt. Do đó, những người này có thể có những đối tác làm ăn lâu dài nhưng lại rất khó có được bạn tâm giao.

1. Thường nói với con các đạo lí làm người nhưng lại không bao giờ biểu hiện tình cảm của mình
Trẻ rất khó có thể biết được tình cảm của mẹ dành cho mình, mà do giai đoạn này trẻ đã có thể liên kết bản thân mình và các biểu hiện của mẹ và sau đó khẳng định rằng: “mẹ không thương mình.” Đối với trẻ suy nghĩ của trẻ là thực tế sự việc. Nhưng những suy nghĩ này cũng làm tốn thương đến trẻ , trong khi trẻ khẳng định mẹ không thương mình thì bản thân trẻ cũng đang tự ghét bỏ bản thân mình, từ đó mà trẻ có thể cảm thấy mặc cảm tự ti.

2. Khi trẻ phạm phải sai lầm
Những bà mẹ thông minh sáng suốt này thường giúp con suy nghĩa đến kết quả sự việc mà con có thể gặp phải, làm vậy để tăng hiệu quả, cũng như để tránh những rắc rối sau này có thể gặp phải. các  bà mẹ này sẽ hướng dẫn cho con và cho con biết kết quả của sự việc chứ  ít cho con có cơ hội mắc sai lầm.

Nhưng những người mẹ ngày không hiểu rằng, chính vì việc đối mặt với thách thức, và học tập trong những sai lầm mà mình mắc phải thì mới có thể giúp trẻ phát triễn năng lực cá nhân. Có thể dạy cho con những kinh nghiệm đã từng trải qua, nhưng năng lực thì phải dựa vào kinh nghiệm thực tiễn mới có thể có được. Giúp con giải quyết các vấn đề, tưởng như là một việc đơn giản nhưng thật ra ta đang lấy đi của trẻ cơ hội để trưởng thành, cơ hội để phát triễn bản thân. Lớn lên dưới sự bao bộc của bà, do không có kinh nghiệm thực tiễn nên, nên những khả năng như tự giải quyết vần đề, trách nhiệm, lòng tự tin của trẻ đều rất kém và khả năng thích nghi với xã hội kém. Về mặt sinh lí có thể trẻ đã hoàn toàn trưởng thành nhưng xét về mặt tâm lí thì trẻ còn chưa phát triễn. Đối với sự vật sự việc không có khả năng phán đoán cũng như quan điểm của mình, khi gặp phải khó khăn thì không biết cách xử lí vấn đề, giao tiếp xã hội kém…

3. Xem nhẹ cảm xúc của trẻ
Khi trẻ mắc phải sai lầm , rất cần sự thấu hiểu và an ủi của người mẹ, nhưng những người mẹ lí trí chỉ tập trung vào quá trình phạm sai làm và phương pháp xử lí vấn đề và nói cho con biết cách tốt nhất để xử lí vấn đề đó.
Thật ra ở độ tuổi này của trẻ cái trẻ cần không phải là sự chỉ đạo mà là người mẹ biết cách an ủi và lắng nghe điều trẻ muốn nói. Khi trẻ nói lại sự việc có thể sẽ tìm được cách giải quyết vấn đề. Vì lời khuyên của người mẹ có khi không phù hợp với trẻ.
Tệ hơn là hành động này của người mẹ sẽ ngăn cản khả năng biểu đạt của con. Khi trẻ cần được tâm sự thì nhưng người mẹ này lại không hiểu được điều đó, thậm chí còn chê trách trẻ rằng đây là biểu hiện của sự “như nhược”, điều này làm hạn chế khả năng bộc lộ tâm sự của trẻ. Thời gian qua đi,khi trẻ biết sẽ không nhận được sự thông cảm, sự thấu hiểu của người mẹ thì dần dần sẽ không còn tâm sự với mẹ, điều này làm cho khoảng cách mẹ con ngày càng lớn.
Ngoài ra, sự không thoải mái trong lòng trẻ không thể tự nhiên mà biến mất được và chúng sẽ được đưa ra ngoài bằng những cách khác nhau, khi không tìm được cách xử lí vấn đề thích hợp, có một số trẻ con đã tìm đến cách tự làm tổn thương bản thân để làm nhẹ đi sự tổn tương về mặt tinh kình, tôi nghĩ, những điều này là những điều mà bất cứ người mẹ nào đều không muốn trong thấy

4. Có quá nhiều nguyên tắc ràng buộc sự phát triễn tự do của trẻ
Những người mẹ lí trí này rất coi trọng nguyên tắc, nên lúc xử lí chuyện gia định cũng vậy. Trẻ phải học thuộc nhiều quy định chung cũng như các quy định riêng. Nếu không thuộc sẽ bị mẹ khiễn trách. Quá nhiều quy tắc làm hạn chế khả năng phát triễn của trẻ, ràng buộc hành động của trẻ, không có lợi cho sự phát triễn tự do của trẻ. Lúc nào cũng nghĩ đến quy tắc, điều này làm trẻ trở nên do dự; những đứa trẻ như vậy có vẻ ngoan ngoãn nghe lời nhưng thật tế thì khả năng sáng tạo kém, không dám đột phá. Những đứa trẻ được bao bộc quá kĩ sẽ có tính tỉ mỉ cẩn thần, không có tinh thần mạo hiểm.

Khi gặp vấn đề bình tĩnh xử lí là một phẩm chất đáng quý. Nhưng là một người mẹ thì chỉ đơn thuần có phẩm chất đó là không đủ. Những bà mẹ thông mình có thể tham khảo thêm các ý kiến sau:

1. Chú ý sự hoán đổi giữa các vai trò , không nên bị ràng buộc giữa các vai trò
vai trò của một người chủ quản khác với vai trò của một người mẹ. Do vậy, lúc nào xong công việc thì phải tự nhắc mình rằng: bây giờ mình là một người bà chứ không phải là chủ quản.”

2. Học cách lặng nghe con và biểu đạt bản thân
Lúc nào cũng bộc lộ cảm xúc của mình, yêu con bằng hành động bằng lời nói, đồng thời để con có cơ            tỏ sự không thoải mái trong lòng. Nhà, là nơi mà con người có thể tự do biểu lộ cảm xúc. Là một người mẹ, phải biết cách lắng nghe con nói. Khi nghe con nói về những việc không vui của con thì hãy tỏ ra thấu hiểu thông cảm, chú ý lắng nghe, không nên vội vã đưa ra lời khuyên hay những phán xét đúng sai.
Đừng nói với con quá nhiều đạo lí làm người. Hãy nhớ ràng, lúc này, con mới là nhân vật chính.
Nếu cần thiết, nên dạy con cách biểu lộ tình cảm, ví dụ như hỏi con: “lúc đó con cảm thấy thế nào? Con nghĩ như the nào? Việc đó có làm con khó chịu không?” ….khi con trả lời xong, hỏi con cần nghe ý kiến của bạn không. Nếu con muốn nghe, thì hày nói một cách khách quan, và chỉ ra điểm sai của con mình, nhưng đừng khiển trách, cũng đừng nên phê phán con. Còn nếu trẻ không muốn nghe lời khuyên của bạn thì cũng đừng áp trẻ phải nghe. Nếu có thể giữa được sự bình tĩnh đồng thời có thái độ ủng hộ con thì trẻ sẽ rất sẳn sàng nghe  lời khuyên của bạn và tiếp thu ý kiến của bạn

3. Chỉ nên đặt ra những quy định rõ ràng đơn giản
Quy định là cần thiết, nó có thể hạn chế các hành động nguy hiểm và quá đáng của trẻ. Về những nguyên tắc mà kiên quyết phải tuân theo thì phải cho trẻ biết giới hạn cho phép của bạn, chính là những hành động nào mà tuyệt đối không cho phép. Ngoài ra thì hãy cho con tự do phát triễn theo cách của trẻ.

4. Hãy để trẻ có cơ hội mắc sai lầm
Để cho con học và trưởng thành hơn sau mỗi lần vấp ngã. Do kiến thức và kinh nghiệm có hạn, khả năng tư duy không được logic, nên cũng có lúc trẻ không thề có những quyết định sáng suốt. Nhưng việc tích lũy kinh nghiệm rất là quan trọng. Nên cho trẻ cơ hội làm thể nào để có quyết định và phán đoán đúng đắn. Khi trẻ mắc sai lầm, bạn hãy giải thích cho trẻ hiểu và đưa ra lời khuyên thích hợp, và đưa ra phương pháp giải quyết để cho trẻ lựa chọn, đến khi vấn đề được giải quyết.
Nếu một vấn đề nhỏ, không mang lại hậu quả nghiêm trọng thỉ hãy cho phép trẻ tự quyết định theo ý muốn của trẻ, cho phép trẻ được sai, vì khi ấy chính là lúc trẻ học thêm nhiều điều mới và tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm. Từ những chuyện nhỏ này sẽ giúp ích cho con có một cơ sở vững chắc cho việc đưa ra quyết định sau này. Dần dần lớn lên trẻ có thể tự mình đưa ra những quyết định chính xác.

.
.
.
.
Top