Đây là câu nói mà nhiều bậc cha mẹ thường xuyên nghe nhắc đến, nhưng về việc làm sao có thể khiến trẻ không thua ngay từ vạch xuất phát, thì có nhiều bậc cha mẹ không biết. Vậy thì phải làm sao để không thua ngay từ vạch xuất phát? Sự chuẩn bị cho trí não thông minh Nghiên cứu này cho thấy, trước 5 tuổi là thời kỳ trí lực phát triển nhanh nhất. Nhưng nhiều khi, đặc biệt là khi khoảng 3 tuổi, việc giáo dục trước khi đi học cho trẻ là vô cùng quan trọng, sau 6-7 tuổi, việc nhân lên của tế bào não chậm dần, trí nhớ cũng sẽ giảm dần. Vì thế, việc mở mang trí lực cho trẻ không thể quá muộn, nếu không sẽ lãng phí trí lực của trẻ.
Đầu tiên là dựa vào sự kích thích thông tin thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, vị giác thúc đẩy sự hoàn thiện chức năng của não, mới có thể khiến cho khả năng kiểm soát của não đối với hệ thống vận động (như vận động chân tay, ngôn ngữ và kỹ năng thủ công v.v…) được tăng cường mạnh mẽ. Đương nhiên, mở mang trí não không phải là bắt trẻ học chữ, làm toán một cách đơn giản, mà là phải hướng đến sự phát triển đại não của trẻ tiến hành rèn luyện hợp lý nhưng nghiêm túc.
Việc giáo dục trước tuổi đi học của trẻ là rất quan trọng, nhưng việc giáo dục sớm cho trẻ nên rèn luyện những gì cho trẻ?
Thời kỳ nhi đồng chính là thời kỳ quan trọng rèn luyện thể chất khỏe mạnh, xem xét từ việc giáo dục trưởng thành cho nhi đồng và quy luật trưởng thành của thiên tài cho thấy, việc giáo dục thời kỳ đầu của nhi đồng đưa thể chất lên hàng đầu là khá khoa học và hợp lý.
Điều này vô cùng quan trọng đối với việc bồi dưỡng tâm lý lành mạnh, nhanh chóng thích ứng tốt hơn với việc sinh hoạt ở trường học để phát triển năng lực xã hội của bản thân.
Việc mở mang trí lực không chỉ là dạy cho trẻ một chút ngôn ngữ và toán học, mà còn nên khiến cho trẻ mở mang tầm mắt, tiếp xúc với tự nhiên nhiều hơn, suy nghĩ và khám phá nhiều hơn, trong quá trình này học được kiến thức và rèn luyện được năng lực.
Nếu bạn đang dự định đưa bé đến trường mầm non, có thể tham khảo
Chuẩn bị tâm lý: có những trẻ sau khi đi học cảm thấy bị ràng buộc, không thích trường học, vẫn chỉ thích trường mầm non. Phụ huynh thường đề cập đến sinh hoạt tập thể của học sinh, nhớ lại những kinh nghiệm và cảm nhận khi đi học, để khiến bé thích việc sinh hoạt trong thời tiểu học, đánh thức khát vọng đi học kiến thức của trẻ.
Về mặt tự xử lý trong sinh hoạt: nhà trẻ có giường trẻ em, tủ, bàn ghế nhỏ rất tiện nghi, có nhiêu loại nhiều thiết bị đồ dùng và vệ sinh tiện nghi, nhưng toàn bộ dụng cụ học tập sinh hoạt của học sinh tiểu học đều trong cặp sách, có lúc học sinh tiểu học đi học mà không biết sắp xếp cặp sách và dụng cụ học tập, thường quên trước quên sau, khi lên học tiểu học e rằng thời gian tìm kiếm đồ đạc còn lâu hơn cả thời gian làm bài tập. Vì vậy phụ huynh cần phải dạy cho bé thói quen để đồ đạc của mình ở một nơi cố định trước, sách đặt ở đâu, cặp sách, giày, quần áo đều phải để ở nơi cố định, không thể quăng ném tùy tiện. Điều này cần được lên kế hoạch đạt được trong giáo dục thời kỳ đầu của trẻ.
Về phương diện thời gian hoạt động nghỉ ngơi: lên học tiểu học cảm nhận được thời gian không đủ dùng, trẻ cứ ngủ muộn buổi sáng sẽ không dậy nổi, anh hưởng đến việc phát triển thể chất và học tập của trẻ. Phụ huynh có thể cho trẻ một tiếng đồng hồ chơi đùa, để trẻ tự thức dậy đúng giờ, nghỉ ngơi đúng giờ.
Về phương diện ý thức nội quy: thầy cô giáo lên lớp có những quy định như giữ yên lặng, bạn bè với nhau có quy tắc như bình đẳng với nhau, đối với những trẻ khó làm quen với người khác, phụ huynh cần phải dành cho trẻ cơ hội kết bạn cho trẻ, dẫn dắt những quy tắc khi bé tiếp xúc với những người khác. Phụ huynh có thể nói cho trẻ biết, để trẻ hiểu được những quy tắc trong sinh hoạt tập thể, nói cho trẻ biết nên làm thế nào để bảo vệ bản thân, nên làm thế nào để có mối quan hệ tốt với các bạn, gặp những tình huống khác nhau nên làm thế nào để hiểu người khác.
Mặc dù trong chương trình giáo dục trước khi đi học hiện nay không quy định những yêu cầu kiến thức tiểu học, như lên học tiểu học trẻ vẫn cần có kiến thức cơ bản nhất định, toán học có thể cộng trừ trong phạm vi 20, ngữ văn biết một đến hai trăm chữ thường dùng, tiếng Anh biết phát âm cơ bản và biết phát âm một số từ đơn là được, kiến thức dạy trước quá nhiều sẽ khiến trẻ tiêu hóa không hết, đồng thời còn khiến cho bé đi học có tâm lý cảm thấy nội dung học tập quá dễ . Có khả năng, cố gắng mua những loại sách đọc thú vị cho trẻ trước lứa tuổi đi học, đương nhiên, tài liệu có tranh vẽ, chữ viết phong phú và đồ chơi trí lực của sách cũng có thể mua được, nếu như điều kiện gia đình cho phép, nhưng không được tập cho trẻ tâm lý phân bì, điều này cha mẹ cần đặc biệt chú ý.
Về phương diện sức chú ý: Điều làm nhiều bậc phụ huynh lo âu không phải là việc đầu óc của trẻ có thông minh hay không, mà vấn đề sức chú ý của trẻ không tập trung, những bậc cha mẹ của trẻ có sự chú ý không tập trung cần có sự kiên nhẫn đặc biệt, dùng những phương pháp thú vị hơn để dẫn dắt trẻ học tập và làm bài tập, đồng thời, những phương thức từng bước nhỏ tiến đến khích lệ sức chú ý của trẻ, như lúc mới bắt đầu yêu cầu trẻ ngồi im trong một thời gian mà trẻ có thể chấp nhận được là được, hơn nữa mang đến sự khích lệ, dần dần kéo dài thời gian sau mỗi lần, mỗi lần khích lệ nhiều hơn, để trẻ khôn lớn.
Khi phụ huynh chuẩn bị về những phương diện tâm lý, tự xử lý, kiến thức, giao lưu cho trẻ đạt được sự đầy đủ, đứa trẻ của chúng ta đã có thể nhập học thuận tiện rồi, phụ huynh và con mình có thể thoải mái đón một học kỳ mới rồi.