Khi so sánh giữa trẻ được giáo dục từ sớm và trẻ được nuôi nấng tự do, việc giáo dục từ sớm cho trẻ đóng vai trò tối quan trọng, trải nghiệm nhận thức ảnh hưởng tới trẻ rõ ràng mạnh hơn cả sự di truyền. Tuy hiện nay phần lớn phụ huynh đều xem trọng việc giáo dục trẻ từ sớm nhưng vẫn còn tồn tại không ít sai lầm trong cách giáo dục. Thật ra, việc giáo dục trẻ trước tuổi đi học là phương thức giáo dục có tình toàn diện và hệ thống, việc bồi dưỡng khai phá trí tuệ, khai sáng năng khiếu nghệ thuật và tạo thói quen hành vi đều không thể thiếu sót.
Thành công của bản thân có nguồi gốc từ việc quản giáo nghiêm ngặt từ lúc ấu thơ, thế là cứ khăng khăng dồn hết tâm đắc mấy chục năm của mình lên người con trẻ; có số khác cha mẹ lại cho là thành công của trẻ tương đương với tình yêu tương của cha mẹ, dẫn đến việc quá nuông chiều con; có cha mẹ lại quá tin vào việc để mặc trẻ tự do tự tại học tập từ việc vui chơi và cho là như vậy có thể đào tạo trẻ thành nhà lãnh đạo tương lai – kỳ thật, những thái độ như vậy đều quá ư phiến diện.
Nhưng không phải quá trình và tốc độ trưởng thành của mỗi trẻ đều giống nhau. Có bé chậm, có bé nhanh và năng lực cũng rất khác nhau – có bé giỏi logic trừu tượng, có bé lại giàu trí tưởng tượng. Cùng là trẻ ba tuổi, có bé sở hữu năng lực ở mặt nào đó ngang tầm trẻ năm tuổi, nhưng ở những mặt khác thì vẫn trong giai đoạn hai tuổi; có bé lại không có điểm nổi trội gì hết nhưng khả năng học tập mọi mặt lại phát triển ngang nhau, đều sở hữu năng lực của trẻ ba tuổi. Đối với những đặc tính này của trẻ, việc giáo dục nhất định phải theo trường hợp mà thực thi. Cho nên, khi giáo dục trẻ, vai trò của gia đình và cha mẹ quan trọng hơn cả thầy cô trong trườngm ầm non, có thể giáo viên rất chuyên nghiệp nhưng khó lòng mà thi triển phương thức giáo dục đặc biệt với bốn năm chục bé. Những lớp đào tạo khai phá năng lực trẻ em khi còn rất nhỏ đang dần dà được xem trọng tại các quốc gia tiên tiến, do nó không những bù đắp cho thiếu sót trong giáo dục trẻ tại trường mầm non, hơn nữa là trợ giúp thiết thực các gia đình mà phụ huynh quá bận bịu trong việc giáo dục trí tuệ con em.
Bất kể xã hội có phân công chuyên nghiệp cỡ nào, xã hội loài người luôn lấy sinh hoạt gia đình làm trọng tâm. Giáo dục ngày càng chuyên nghiệp, con trẻ từ nhỏ đến lớn, giáo viên gần như thay đổi mỗi năm. Nhưng bất kể có thay đổi như thế nào, cha mẹ từ lúc bắt đầu cho đến khi tốt nghiệp đại học mãi không đổi, do vậy, chính cha mẹ là người hiểu rõ tình trạng phát triển và cá tính của con cái hơn bất kỳ thầy cô nào. Cho nên bất kể thời đại có biến chuyển thế nào, cha mẹ tuyệt nhiên là người hướng dẫn có trách nhiệm lớn nhất và cần thiết hơn hết trong sinh hoạt học tập của con em.
Không quan tâm, nhục mạ, đòn roi, cưỡng bức hay nuông chiều, thiên vị, bảo vệ quá mức, kỳ vọng quá mức đều ảnh hưởng nghiêm trọng không tốt với sự hình thành nhân cách trẻ. Việc giáo dục trẻ là công việc giàu tính sáng tạo, cha mẹ cần phải linh hoạt tìm tòi phương pháp mới thì biến công việc giáo dục trẻ trở nên lý tưởng nhất.
Tổng hợp những điều trên, công tác đào tạo trẻ em khó nhọc mà quang vinh, liên quan đến rất nhiều khía cạnh, cần các bậc phụ huynh không ngừng khám phá, tìm ra phương pháp giáo dục thích hợp nhất cho con cái mình thì mới đạt tới mục đích dụ trù.