4 lỗi hay gặp trong việc giáo dục từ sớm ảnh hưởng đến tương lai của bé – Thế Giới Thông Minh – Máy học tiếng Anh – Bút học tiếng Anh – Bút Thông Minh

4 lỗi hay gặp trong việc giáo dục từ sớm ảnh hưởng đến tương lai của bé


Con người khi sinh ra, sự khác biệt với nhau là rất ít, việc giáo dục về sau sẽ quyết định tương lai sau này. Các nhà khoa học tâm lý giáo dục hiện đại phát hiện, các bé nhỏ có tiềm năng rất lớn, và các tiềm năng này lại ẩn náu trong các “giai đoạn nhạy cảm” khác nhau, nếu bỏ qua các giai đoạn nhạy cảm này, thì các bé có thể do sự sơ suất của bạn mà đánh mất một tiềm năng lớn mạnh nào đó. Ví dụ: bỏ qua giai đoạn nhạy cảm của vị giác, các bé có thể sẽ kén ăn, không thích ăn cơm; bỏ qua giai đoạn thời kỳ nhạy cảm về ngôn ngữ, các bé sau này khi học ngôn ngữ khác sẽ gặp phải khó khăn; nếu như bé bỏ qua giai đoạn nhạy cảm về giao tiếp, thì sau này bé sẽ rất khó giao lưu với người khác.

Đó là vì trong quá trình phát triển của các bé, sẽ xuất hiện từng “giai đoạn nhạy cảm” khác nhau, trong thời kỳ nhạy cảm của một khả năng nào đó, các bé sẽ học một cách dễ dàng hơn. Giai đoạn này khi biến mất, nếu muốn nắm bắt lại kỹ năng đó thì rất khó, thậm chí không học được nữa. 0 – 6 tuổi là thời kỳ quy tụ nhiều “giai đoạn nhạy cảm” nhất, là ba mẹ, chúng ta không nên cho rằng bé không biết gì. Ngược lại, do phụ huynh không hiểu, không thể cho trẻ đầy đủ sự hướng dẫn cũng như tự do trong giai đoạn nhạy cảm này, từ đó khiến bé lỡ mất các tiềm năng lớn mạnh.

0 – 2.5 tuổi: nhạy cảm các giác quan: nghe, nhìn, chạm, vị, khứu giác
0.5 – 1 tuổi: nhạy cảm âm thanh, có thể phân biệt các âm thanh khác nhau
1 – 5 tuổi: giai đoạn nhạy cảm với âm nhạc
1.5 – 3 tuổi: giai đoạn nhạy cảm ngôn ngữ mẹ đẻ
1.5 – 4 tuổi: giai đoạn nhạy cảm với các vật nhỏ, các động tác khó
2 – 4 tuổi: ý thức về thời gian và thứ tự không gian
2 – 6 tuổi: trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo phát triển
2.5 – 6 tuổi: nhạy cảm với quan hệ xã giao và nhận thức về xã hội
3.5 – 4.5 tuổi: giai đoạn nhạy cảm vẽ tranh, viết chữ
4 – 4.5 tuổi: giai đoạn nhạy cảm thứ tự sắp xếp
4.5 – 5.5 tuổi: giai đoạn nhạy cảm đọc hiểu
3 – 6 tuổi: giai đoạn nhạy cảm tư duy toán học logic
*Các tiềm năng của bé chỉ khi được rèn luyện trong các giai đoạn nhạy cảm mới có thể có được sự phát triển toàn diện nhất

Theo số liệu điều tra cho thấy: có hơn 70% gia đình xem việc giáo dục từ sớm và việc nhồi nhét kiến thức là như nhau. Khoa học sớm đã chứng thực, các bé trước 6 tuổi tuy rằng có thể dựa theo cách học vẹt để ghi nhớ nội dung, nhưng nội dung đã ghi nhớ đó không giúp các bé nâng cao trình độ tâm trí, cũng không nâng cao khả năng học tập, thậm chí ngược lại nó sẽ gây cho các bé tâm lý gánh nặng, làm giảm hứng thú học tập của các bé, giáo dục từ sớm thế này nguy hại không ít!
Cách học của trẻ em khác người lớn, vui chơi chính là hình thức học mà chúng thích nhất. Nhìn thì cứ nghĩ bé đang chơi, nhưng trong quá trình chơi, não của các bé không ngừng làm việc, khả năng quan sát, tư duy, sáng tạo v.v… đều được rèn luyện và nâng cao khi bé chơi. Nhà khoa học tâm lý học từng nói: “Vui chơi có thể cho trẻ em niềm vui, kinh nghiệm, kiến thức, tư duy và sức khỏe.”

Một số phụ huynh cho rằng giáo dục từ sớm tức là cho bé nhận biết một số chữ, học toán, ngoại ngữ, v.v… Rất nhiều phụ huynh còn còn đem những nội dung mà con mình học được ra trưng bày, để thể hiện sự thông minh, tháo vát của bản thân, nhưng không biết rằng kiến thức văn hóa không phải là toàn bộ nội dung học tập của giáo dục từ sớm
Một người tồn tại trong xã hội hiện đại, nếu muốn có được hạnh phúc và thành công, kiến thức và năng lực, IQ và EQ, thiếu một cũng không được. Do đó, phụ huynh không những phải chú trọng kiến thức cho trẻ, mà còn nên quan tâm và bồi dưỡng toàn diện về khai phá tiềm năng, thói quen, đạo đức thậm chí tính cách của bé, giúp bé tạo được cơ sở tốt nhất về các mặt.

Có một số phụ huynh cho rằng cho bé trước 3 tuổi học kiến thức của 3 – 6 tuổi, sau 3 tuổi nắm được kiến thức tiểu học thậm chí của trung học. Nhưng, từ trước đến nay rất nhiều nghiên cứu chứng thực, sự phát triển của trí tuệ, sinh lý, tâm lý của con người được chia thành các thời kỳ tương đối ổn định. Việc giáo dục với bé cũng nên kiên trì theo trình tự tăng tiến, theo nguyên tắc lượng sức mà làm. Bề mặt mà xem có thể hơi chậm một tí, nhưng thực tế là củng cố vững nền tảng cơ sở.

.
.
.
.
Top