Có ai muốn con mình thua ngay từ bước khởi đầu? – Thế Giới Thông Minh – Máy học tiếng Anh – Bút học tiếng Anh – Bút Thông Minh

Có ai muốn con mình thua ngay từ bước khởi đầu?

Trước 3 tuổi tốc độ phát triển của đại não là nhanh nhất. 6 tháng thể tích não bộ của bé tương đương 50% so với người trưởng thành.

3 tuổi não bộ của bé tương đương 80 người trưởng thành. 50% năng lực học tập của một người được phát triển từ 4 năm đầu đời. Vì thế, việc giáo dục sớm cho bé là không thể trì hoãn. Bỏ qua gia đoạn vàng này, việc học của trẻ em sau này sẽ khá chập chạp.

Trước 3 tuổi tốc độ phát triển của đại não là nhanh nhất. Trọng lượng não bộ của em bé sơ sinh là 350-400 gram, bằng 25% so với người lớn. Nhưng thể trọng lúc này chỉ chiếm 5% so với người lớn. Trong vòng một năm sau đó tốc độ phát triển trọng lượng não bộ là nhanh nhất, trọng lượng não bộ trong sáu tháng gấp 2 lần, chiếm 50% trọng lượng não bộ người trưởng thành. Nhưng thể trọng của trẻ phải đến lúc 10 tuổi mới phát triển bằng 50% người trưởng thành, có thể thấy, tốc độ phát triển đại não của trẻ vượt xa tốc độ phát triển cơ thể. Trước lúc một tuổi, trọng lượng não của trẻ gần đạt 60% so với người trưởng thành, đến trước năm thứ hai trọng lượng não gấp 3 lần lúc mới sinh, chiếm khoảng 75% so với người trưởng thành, nhưng đến khi 3 tuổi, trọng lượng não của bé đã gần đạt đến phạm vi của người trưởng thành, tốc độ phát triển sau đó trở nên chậm lại.


Nhưng sự phát triển trí lực của con người lại theo nguyên tắc giảm dần.

Mà tuổi tác còn nhỏ thì trí lực phát triển càng cao, từ 0- 6 tuổi sự khai phá trí lực có thể đạt đến 60%, là thời kỳ quan trọng nhất trong cuộc đời con người, tri thức, thói quen, kỹ năng, ngôn ngữ, tư tưởng, thái độ, tình cảm…đều được đặt nền móng trong thời gian này, là nhân tố quan trọng quyết định thể chất, tính cách sau này.
0-3 tuổi là giai đoạn quan trọng cho sự phát triển nhiều kỹ năng của con người, trong đó ba giai đoạn sau đây là quan trọng nhất:

Sự chú ý của bé thường là vô thức, còn chưa thể  có được sự chú ý do bản thân khống chế có mục đích rõ ràng, thường bị ảnh hưởng bởi vô vàn thông tin của thế giới bên ngoài. Khoảng 1 tuổi, bé bắt đầu học được cách lựa chọn thông tin để tiến hành quan sát, suy ngẫm, sự chú ý có ý thức cũng bắt đầu nảy sinh. Điều này vô cùng ý nghĩa đối với sự phát triển trí năng chỉnh thể của bé.

Trước lúc 2 tuổi, sự quan sát của bé thường là sự quan sát về tổng thể, chung chung. Sự nắm bắt giữa chi tiết và cục bộ còn rất kém, thưởng không thể phát hiện được sự tương đồng hoặc khác nhau giữa vật thể hoặc chi tiết và bộ phận của những vật thể với nhau. Sau 2 tuổi, năng lực quan sát rời rạc của bé bắt đầu nảy nở, năng lực nắm bắt sự khác biệt giữa chi tiết và bộ phận sự vật cao hơn, đồng thời học được cách nắm bắt sự liên hệ của chỉnh thể và cục bộ. Sự củng cố năng lực quan sát rời rạc của trẻ có ý nghĩa sâu sắc đối với sự phát triển năng lực tư duy trừu tượng và năng lực tưởng tượng trong việc nắm bắt bản chất của sự vật.

Khi bé ở khoảng 3 tuổi là giai đoạn quan trọng nhất cho sự phát triển năng lực biểu đạt ngôn ngữ và năng lực hiểu biết, cũng là giai đoạn quan trọng để năng lực ghi nhớ bắt đầu phát triển mang tính lâu dài. Vào lúc này nên chú trọng bồi dưỡng cho sự tích cực và tính sáng tạo ngôn ngữ của bé được phát huy năng lực để đặt nền móng cho sự khai phá năng lực biểu đạt và ứng dụng ngôn ngữ của trẻ.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

.
.
.
.
Top