10 Sai lầm tồn tại trong cách giáo dục từ sớm – Thế Giới Thông Minh – Máy học tiếng Anh – Bút học tiếng Anh – Bút Thông Minh

10 Sai lầm tồn tại trong cách giáo dục từ sớm

Có lẽ những vấn đề dưới đây các mẹ đều từng sâu sắc thể nghiệm qua, nhưng tôi hy vọng sau khi xem xong những gì tôi viết, các mẹ có thể đối mặt với vấn đề giáo dục của nước mình với thái độ tích cực, cũng hy vọng các mẹ cần chú ý tới chi tiết trong số những sai lầm này, tránh phạm phải sai lầm tương tự sau này.

Nhiều bậc cha mẹ cho rằng, số lượng và chất lượng các loại hoạt động như trèo bám, ngồi lùi giai đoạn đầu đời của các bé chắc chắn liên quan mật thiết tới các khía cạnh năng lực sau khi trưởng thành của các bé. Cho nên, cũng nhận định chắc chắn rằng cac bé có biểu hiện khả năng tốt khi bé thì nhất định lớn lên sẽ thông minh.
Căn cứ theo kết quả nghiên cứu gần đây của các nhà tâm lý học và các chuyên gia giáo dục nhi đồng về chỉ tiêu trí tuệ và cảm xúc của nhóm trẻ ở các giai đoạn phát triển khác nhau cho thấy rằng, mối tương quan giữa những biểu hiện giai đoạn đầu đời của trè với các mặt năng lực như khả năng phân tích, suy đoán, hùng biện gần như bằng không.

Không nghi ngờ gì là hiện nay các bé đều chịu muôn dạng tác động kích thích cảm quan hàng ngày từ thế giới bên ngoài nhiều hơn trước đây. Trong tình hình này, nhiều cha mẹ đều có cùng suy nghĩ là các bé càng chịu nhiều tác động kích thích từ môi trường bên ngoài thì càng tốt. Tuy nhiên, hậu quả thực tế lại trái ngược với cách nghĩ này của họ. Hiện nay, tuyệt đại đa số các bé đều chịu tác động kích thích từ bên ngoài hàng ngày không phải quá ít mà là quá nhiều. Trong nhiều gia đình, bé yêu chịu tác động kích thích cảm quan hàng ngày trên thực tế đã vượt quá giới hạn sinh lý của chúng, hậu quả ngược lại khiến cho sự phát triển trí lực của bé yêu bị kìm hãm. Do đó, không nên mù quáng cho rằng càng gây tác động kích thích lên bé thì càng tốt.

Nếu đúng như vậy thì trên thế giới hiện nay con người đa số ai cũng thành kẻ mất kiểm soát cảm xúc. Xét về mặt sinh lý và tâm lý, trẻ đôi khí quấy khóc là hành vi điều thiết và giải tỏa cảm xúc chính đáng, các ông bố bà mẹ trẻ không nên hoang mang mỗi khi bé quấy khóc, càng không nên cảm thấy tội lỗi, ray rứt khi bỏ đi chỗ khác lúc bé đang quấy khóc.

Một số cha mẹ hưởng ứng rất nhanh đối với mọi kiểu hành vi quấy khóc hay cử chỉ kỳ quặc của bé, ngược lại có một số cha mẹ khác cho rằng việc đáp ứng mọi loại đòi hỏi yêu cầu từ trẻ quá nhanh hay quá sớm là đang dung túng chúng, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ.
Vậy thì rốt cuộc ai đúng ai sai? Căn cứ theo kết quả điều tra cho thấy, những đứa con lúc nhỏ từng được hưởng ứng hay đối xử ân cần không hề trở nên hư hỏng, trái lại, khi chúng lớn lên trở thành người có tư duy độc lập rất mạnh, giỏi giao thiệp và khoang dung với mọi người; và những đứa con thường đối mặt với thái độ trễ nải hay không quan tâm của cha mẹ, sau khi lớn lên luôn luôn trở nên cố chấp, cáu ngắt và hướng nội, đặc biệt về mặt giải phẫu tâm lý bản ngã, chúng thường có biểu hiện do dự và bất an.

Có rất nhiều người cho rằng, giốngn hư mối quan hệ mẫu tử trong thế giới loài vật, ngay khi bé chào đời, nên nhanh chóng tạo lập được mối quan hệ thân mật với cha mẹ bé. Kỳ thực không phải vậy, bất kỳ hành vi âu yếm quá ư gấp gáp hay độc ngột đều có thể gây cho bé sự hốt hoảng và bất an. Thực tiễn chứng minh, chỉ có tình cảm mẫu tử hay phụ tử được tạo lập phát triển từ trong mâu thuẫn mới là hữa ích nhất đối với sự trưởng thành lành mạnh của bé.

Bé lúc mới sinh chưa nhận thức được bản thân có tay có chân, cần thiết học nhận biết thông qua các giác quan. Khoang miệng cùa bé sơ sinh rất nhạy cảm, có mối liên quan mật thiết cới hai tay, cho nên việc bé ngậm tay là một quá trình học tập quan trọng của bé. Thông thường, việc bé ngậm tay khi chưa đủ 1 tuổi luôn được khuyến khích, người lớn tuyệt đối không nên cho rằng việc đó là mất vệ sinh và ngăn cản bé, càng không được dùng cách đánh mắng hay trừng phạt bé để ngăn cản bé, nếu không sau này bé bước vào giai đoạn không nên ngậm tay, sẽ trở nên ngoan cố ngậm tay cho bằng được, thậm chí là biến thành một dạng tâm lý phụ thuộc. Kiểu như một số bé đã học mầm non hay tiểu học mà vẫn không sửa được tật mút ngón tay hay các vật dụng khác, thậm chí có những hành vi không lành mạnh. Cho nên, việc người lớn cần làm là đảm bảo sao cho những thứ bé cho vào miệng ngậm tương đối sạch sẽ, để chúng được thỏa sức ngậm, và tốt nhất là cung cấp các loại đồ vật khác nhau để bé dùng khoang miệng của mình khám phá! Bé trong giai đoạn này chính là dựa vào khoang miệng của mình để khám phá thế giới này, chỉ khi hướngdaẫn bé đúng lúc thì chúng sau này mới không ngậm những thứ không phải thức ăn.

Trên thực tế, cuộc sống thời thơ ấu của các bé con một thường ấm áp, suôn sẻ và tràn đầy tự tin hơn của các bé không phải con một, do đó mà các bé con một luôn sơ hữu ý thức muốn giao thiệp và chơi đùa với các bé xung quanh. Khi chúng lớn lên, cũng luôn biểu hiện thành công và nổi bật trong công việc, hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên, với một mức độ nhất định, các bé con một sau khi trưởng thành luôn có thái độ thiếu nhiệt huyết với xã hội nhưng đó không có nghĩa là các bé con một không giỏi giao thiệp.

các bậc cha mẹ nhận nuôi trẻ luôn có nỗi lo trên, thực ra điều đó là không cần thiết.
Kết ủa nghiên cứu của các y học gia và các nhà tâm lý học tại trung tâm nghiên cứu nhi đồng tại Đại học Brown nổi tiếngcuủa Mỹ cho thấy, những trải nghiệm bất hạnh từ bé của những trẻ được nhận nuôi, trong một mức độ nào đó còn thôi thúc chúng muốn theo đuổi sự thành công, trờ thành suối nguồn ý chí ngoan cường của chúng.

Có rất nhiều cha mẹ quen dủng cách thức đánh chửi, trừng phạt để giáo dục con cái tuân theo phép tắc, cứ tin chắc vào cách giáo dục “đòn roi sinh hiếu tử”. Nhưng kết quả nghiên cứu của các nhà tâm lý học cho thấy, trách phạt chì gia tăng thêm ý thức phẫn nộ và tính công kích của trẻ.
Thông thường, trừng phạt thể xác trẻ lúc đầu phát huy tác dụng trong việc khống chế hành vi xấu của trẻ nhưng qua một thời gian, loại phương pháp này không những vô hiệu mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng sự tôn trọng và tin tưởng của trẻ với cha mẹ mình. Do vậy, ch mẹ cần cân nhắc thận trọng cách trách phạt con trẻ, tuyệt đối không nên cho rằng trách phạt ít đi, con trẻ dễ sinh hư hỏng.

Đa số các bậc cha mẹ đều biết việc vợ chồng cãi nhau trước mặt trẻ trong độ tuổi đi học sẽ khiến trẻ lo lắng. Nhưng cũng có nhiều không nghĩ như vậy, họ cho là cãi vã trước mặt trẻ sơ sinh hay trẻ chưa biết nói sẽ không gây ra ảnh hưởng tiêu cực nào đến tư tưởng và cảm xúc của trẻ.
Thế nhưng, các nhà tâm lý học nhận thấy từ trong quá trình nghiên cứu, khi xung đột giữa cha mẹ trong một gia đình tăng tiến, những trẻ từ tám tháng cho đến hai tuổi đều trở nên rất lo lắng và nhận biết được phải cố gắng ngăn cản sự xung đột giữa cha mẹ chúng. Trẻ từ hai tuổi trở lên, khi chứng kiến cảnh cãi vã của cha mẹ hay của người xa lạ, sẽ rất nhanh chóng mô phỏng lại thái độ hung hăng lúc nói chuyện và tranh cãi khi chúng chơi chung với các bạn cùng trang lứa, hành vi trẻ trờ nên rất ngang bướng. Qua đây thấy được, cha mẹ nên cố tránh việc cải nhau trước mặt con trẻ ở bất kỳ độ tuồi nào, tránh gây ảnh hưởng không tốt đến tư duy và cảm xúc của trẻ.
Do đó, muốn bồi dưỡng một đứa trẻ phát triển toàn diện về trí tuệ, cảm xúc hay nhân cách lành mạnh, mỗi gia đình đều phải chăm bón trẻ trở thành công dân đạt chuẩn về tâm lý lành mạnh. Nếu phần lớn gia đình có thể làm đượcn hư vậy, vậy thì đối với xã hội mà nói, đó sẽ là chuyện vô cùng đáng khen. Chỉ khi chăm chút cho trẻ trở thành người có ý chí kiên cường, có năng lực giải quyết vấn đề độc lập, tạo được mối quan hệ tốt với mọi người, có thói quen học tập lành mạnh, tự tin rộng lượng, lương thiện dũng cảm, nội tâm an lạc, biết yêu thương thì chúng mới có thể hoàn toàn nắm bắt được việc học tri thức thức tại trường học.

.
.
.
.
Top